Những biến chứng khi cấy ghép implant

(khoahocdoisong.vn) - Khảo sát tại nhiều cơ sở nha khoa, các ca cấy ghép implant hiện nay đều do các bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện, do đó, tỷ lệ biến chứng là khá thấp. Tuy vậy, vẫn có một phần nhỏ các biến chứng có thể xảy ra.
Theo ThS.BS Nguyễn Quang Tiến, các ca cấy ghép implant hiện nay đều do các bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện (thường là ở mô hình bệnh viện), do đó, tỷ lệ biến chứng là khá thấp.

Theo ThS.BS Nguyễn Quang Tiến, các ca cấy ghép implant hiện nay đều do các bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện (thường là ở mô hình bệnh viện), do đó, tỷ lệ biến chứng là khá thấp.

Thao tác không tốt dễ gây nhiễm trùng, máu khó cầm

Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Quang Tiến, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn (quận 5, TPCHM), hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả điều trị của các ca cấy ghép implant gồm: Chuyên môn của người thực hiện (bác sĩ) và cơ địa hoặc bệnh lý nền.

Trong quá trình thực hiện, nếu bác sĩ thao tác không tốt sẽ có thể dẫn đến chảy máu. Nếu không xử lý kịp thời hoặc cơ địa bệnh nhân có các bệnh nền về máu sẽ dễ gây nhiễm trùng hoặc khó cầm máu, gây nhiều trở ngại trong quá trình hồi phục.

Trường hợp phổ biến nhất là cấy implant sai hướng (do một số vấn đề do kỹ thuật hay vì cấu trúc của xương) sẽ gây bất tiện và mất thời gian cho bệnh nhân.

Ngoài ra, biến chứng cũng có thể xảy ra nếu các bác sĩ không tuân thủ những quy định trong công nghệ cấy implant (nhiều bước có thể bị bỏ qua do cảm tính hoặc sơ ý). Điều này dẫn đến phục hình sứ khi hoàn thành không được đẹp và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tính thẩm mỹ.

Để hạn chế những rủi ro trên, một số công nghệ đã được áp dụng như máy chụp CTscan trong nha khoa. Chụp phim thông thường sẽ cho ra hình ảnh cấu trúc xương 2 chiều (2D) song nếu chụp CTscan, chúng ta có thể thấy được thể tích xương trong không gian ba chiều (3D), nhờ đó sự chuẩn xác trong việc cấy ghép implant cũng tăng cao.

Thậm chí, với một số công nghệ hiện đại ngày nay, bác sĩ không chỉ biết được cấu trúc xương mà còn có thể thực hiện cấy ghép ảo ngay trên phần mềm để xác định được implant sẽ được cắm như thế nào. Từ đó có thể tạo ra được máng hướng dẫn phẫu thuật để giúp phẫu thuật hính xác hơn.

Do cơ địa và các yếu tố khác

Bên cạnh đó, bản thân cơ địa người bệnh cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng. Trong đó, có hai đối tượng cần cẩn trọng hoặc chống chỉ định thực hiện cấy ghép implant - đặc biệt là cấy ghép đa implant.

Trước khi thực hiện công nghệ implant, các bác sĩ nha khoa phải cho bệnh nhân xét nghiệm để hạn chế những rủi ro. (Ảnh minh họa)

Trước khi thực hiện công nghệ implant, các bác sĩ nha khoa phải cho bệnh nhân xét nghiệm để hạn chế những rủi ro. (Ảnh minh họa)

Thứ nhất là đối tượng dễ nhiễm trùng hoặc đang mắc các chứng bệnh về nhiễm trùng (nhất là đường máu hoặc răng miệng).

Ví dụ, với người bị bệnh tim mạch, trong quá trình thực hiện bệnh nhân có thể bị ngất đi hoặc bị sốc. Hoặc phổ biến hơn là trường hợp chảy máu kéo dài - chủ yếu vì bệnh nhân có bệnh về máu như là máu khó đông. Vì vậy, trước khi thực hiện công nghệ implant, các bác sĩ nha khoa phải cho bệnh nhân xét nghiệm để hạn chế những rủi ro.

Thứ hai là những người có bệnh lý nền nằm trong danh sách hạn chế/chống chỉ định thực hiện implant. Cụ thể, một số đối tượng có mật độ xương không đủ hoặc mang các bệnh lý nền như đái tháo đường, loãng xương…

Trước khi cấy implant, các cơ sở uy tín và đủ năng lực như bệnh viện chuyên khoa (phân biệt với mô hình phòng khám thường thấy) sẽ tiến hành chụp phim hoặc CTscan, xét nghiệm máu.

ThS.BS Nguyễn Quang Tiến khuyến nghị, khi muốn cấy ghép implant, bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt mới có đủ các khoa liên quan (cấp cứu, khoa tim mạch, khoa xét nghiệm…), khả năng quản trị rủi ro và xét nghiệm chuyên môn bước đầu cũng được chuẩn xác. 

Theo Đời sống
back to top