Những bí quyết chọn rau củ quả an toàn

(khoahocdoisong.vn) - Để giúp cơ thể khoẻ mạnh, từ nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, bà nội trợ cần biết lựa chọn và sử dụng rau củ quả an toàn.

Cách chọn rau củ quả an toàn

Các chuyên gia Quản lý Chất lượng Thực phẩm, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM, đưa ra những bí quyết lựa chọn rau củ quả an toàn. 

Lựa chọn rau theo mùa vụ

Nên chọn rau theo chính vụ vì là thời điểm cây trồng phát triển bình thường, ít bị sâu bệnh, dẫn đến ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

img_2832.jpg
Nên chọn rau theo chính vụ, chọn các loại rau ăn lá có màu xanh nhạt, cây rau có vẻ bình thường.

Còn ở vụ nghịch, để đạt năng suất cao, người ta có thể phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Do vậy, rau, quả có thể chứa hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học vượt quá giới hạn cho phép.

Đối với sản phẩm rau quả có bao gói

Nên chọn sản phẩm mà trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm tối thiểu phải có các thông tin của nhà sản xuất, nhà cung cấp. Đối với sản phẩm không bao gói nên chọn sản phẩm còn tươi, nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu lạ.

Bằng mắt thường, người tiêu dùng có thể rau củ quả có màu xanh, tươi hoặc màu đặc trưng của từng giống, từng chủng loại cây trồng; thân cây, cuống lá cứng cáp, cầm trên tay thân cây tương đối thẳng. Bề mặt thân cây không bị nhớt (nếu có độ nhớt là do người bán đã lặt những lá thối bên ngoài - Lá thối tạo độ nhớt).

Đối với rau ăn lá, người tiêu dùng không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá quá bóng mà nên chọn màu xanh nhạt, cây rau có vẻ bình thường.

Còn đối với rau ăn quả hay trái cây tươi, nên chọn những quả không bị nứt, quả không thủng, không bị dập hay có mùi ủng thúi.

Nên kiểm tra các lõi cành bên trong phải có màu xanh với những quả có cành như nhãn, vải, nho…

Hạn chế mua thực phẩm trái cây gọt sẵn

Các sản phẩm gọt sẵn và cắt sẵn từ quả (xoài, cóc...) và củ (khoai tây, su su, cà rốt...) thường ngâm trong nước sau khi cắt; nếu nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

bi-quyet-chon-rau.jpg
Một vài bí quyết chọn rau, củ, quả.

Mỗi người cần 400g rau mỗi ngày

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người cần ít nhất 400g rau quả /ngày để có những lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng. Trong bữa ăn, theo các chuyên gia, chúng ta cần ít nhất 1 loại rau quả ăn sống như dưa leo, cà chua, salad... và nên ăn 2 - 3 loại rau quả ăn sống trong 1 bữa ăn.

Nên đa dạng các loại rau củ trong các thực đơn mỗi bữa ăn, nhằm tránh ngộ độc nếu có vì ăn quá nhiều một loại rau; mà còn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vi khoáng và chất xơ, chống táo bón thông qua cơ chế tăng nhu động ruột, thúc đẩy cơ thể hấp thu 3 nhóm thức ăn là đạm, béo và đường.

Bên cạnh đó, rau củ quả còn giúp tăng cường sức khỏe, góp phần phòng chống nhiều bệnh như nhiễm trùng, tim mạch và ức chế sự phát triển khối u ác tính.

Để giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần rửa rau củ quả dưới vòi nước sạch và chảy mạnh để giảm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm. Rửa từng cọng, từng bề mặt lá một cách nhẹ nhàng. Ngắt bỏ phần đọt khi sử dụng rau ăn ngọn vì nơi này chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

img_2884.jpg
Nếu mua rau, củ quả tại các chợ truyền thống nên chọn các quầy bán không gần những khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.

Đối với rau xanh có lá nhỏ, rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước

Đối với quả tươi, sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, dùng khăn giấy sạch để lau khô nhằm loại bỏ vi khuẩn còn lại, trước khi ăn nên gọt vỏ.

Rau củ quả là 1 loại thực phẩm đặc biệt, cứ sau 1 ngày, rau xanh mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng nhất định. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, không nên "tích trữ" rau, củ, quả quá lâu trong tủ lạnh và nên ăn ngay sau khi vừa chế biến.

Ngoài ra, nếu mua rau, củ quả tại các chợ truyền thống nên chọn các quầy bán không gần những khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao (cống rãnh thoát nước thải, nơi chứa rác thải, gần nhà vệ sinh...).

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top