Những bàn tay vàng “phẫu thuật” cứu sống thai nhi từ trong bụng mẹ

(khoahocdoisong.vn) - Với hơn 30 ca can thiệp miễn phí chữa trị bệnh lý cho thai nhi từ trong bụng mẹ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là đơn vị công lập đầu tiên trong cả nước đưa thành công kỹ thuật y khoa hiện đại nhất trong ngành sản khoa thế giới là “can thiệp bào thai” về thực hiện thành công tại Bệnh viện. Hoàn thành đề tài cấp nhà nước, những đôi bàn tay vàng đầu ngành sản phụ khoa tiếp tục mang miền vui, hạnh phúc và sự sống đến cho các gia đình có thai nhi bị bệnh.

Hạnh phúc vỡ òa khi chỉ có 10% hy vọng lại sinh song thai khỏe mạnh

Hiện đã sinh 2 con được 6 tháng nhưng với chị Vương Thị Linh (Phúc Thọ, Hà Nội) và gia đình vẫn trong cơn mơ với niềm vui sướng tột độ. Chẳng có hạnh phúc nào bằng được nhìn thấy con mình sinh ra khỏe mạnh, lớn lên hằng ngày, nhất là khi gia đình chị đã tưởng mất đi 2 con từ khi còn trong bụng mẹ.

Hạnh phúc kỳ diệu của gia đình chị Linh có được là nhờ những đôi bàn tay vàng của các bác sĩ tuyến đầu Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện kỹ thuật y khoa hiện đại nhất thế giới là “can thiệp bào thai” để mang mầm sống hy vọng đến với cuộc đời.

Chị Vương Thị Linh hạnh phúc khi đưa hai con đi khám, các con đều khỏe mạnh.

Chị Vương Thị Linh hạnh phúc khi đưa hai con đi khám, các con đều khỏe mạnh.

Theo đó, đón nhận hạnh phúc mang song thai chưa được bao lâu, ở tuần thai thứ 12, chị Linh và gia đình đón nhận tin “song thai chung một bánh rau. Diễn biến của hai bào thai từ đó xấu đi và Linh đã tưởng chừng không thể giữ nổi hai bào thai khi cơ hội chào đời chỉ khoảng 10%. Ở tuần thai thứ 20, hai bào thai có sự chệnh lệch nhau về số lượng nước ối. Lúc này, Linh được chẩn đoán mắc hội chứng tiền máu giai đoạn một, một thai đa ối, một thai thiểu ối. Duy trì theo dõi đến tuần 22, các bác sĩ thấy một thai đã cạn nước ối, bó chặt vào bào thai giống như hút chân không và thai không thể cử động được nữa. Thai còn lại đa ối bồng bềnh khiến sản phụ cảm thấy rất khó thở, tức ngực. Khi hội chẩn kiểm tra Doppler cho hai thai, các bác sĩ tại Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh phát hiện có dấu hiệu rối loạn Doppler của thai trong máu - thai bị cạn nước ối.

BSCKI Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, ở tuần 23, bệnh viện đứng trước quyết định cân não phải mổ cấp cứu cho sản phụ và liệu có giữ được cả hai thai hay không. “Sản phụ có hai thai dây rốn nằm ở hai mép của bánh rau nên không có khả năng nuôi dưỡng bào thai tốt. Khi quyết định giữ cả hai thai, chúng tôi cũng quyết định vô cùng mạo hiểm bởi vì nuôi dưỡng tự thân của sản phụ đã kém nên khả năng hồi phục sau mổ của sản phụ cũng có thể là không tốt”, BSCKI Nguyễn Thị Sim cho hay.

Nhưng vì mầm sống tương lai của đất nước, hạnh phúc của gia đình, bệnh viện đã phải hội chẩn rất kỹ để đưa ra quyết định: Dù xác định nhiều thách thức trong ca can thiệp bào thai này, nhưng có một điều khá thuận lợi để giữ hai thai là cân nặng thai khá tương đồng nhau. Do đó, khi mổ can thiệp đốt các cầu nối bánh rau thì tuần hoàn có thể lập lại cho hai thai như là hai bánh rau.

“Cái khó là phải can thiệp khi cả hai đều đang cử động trong bào thai, qua màn hình camera siêu bé, lại trong môi trường nước. Bất cứ dụng cụ nào cũng có thể chạm vào em bé gây tổn thương. Nếu không khéo léo sẽ không thể điều khiển được tia laser vào đúng mạch máu như ý muốn, như vậy, bệnh sẽ tái phát hoặc khiến em bé rơi vào tình trạng xấu nhất”, BSCKI Nguyễn Thị Sim kể.

Sau 40 phút can thiệp, cả hai bào thai được bảo tồn và sản phụ Linh tiếp tục được theo dõi sát sao. 10 tuần sau can thiệp bào thai, sản phụ Linh đã chuyển dạ và sinh thường ở tuần thai thứ 33 vào ngày 28/12. Hai bé gái xinh xắn chào đời với cân nặng 1,8kg và 1,7kg.

"Đây là hai bé sinh đôi đầu tiên chào đời khỏe mạnh sau khi được điều trị hội chứng truyền máu song thai bằng can thiệp bào thai tại bệnh viện.

TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh và BSCKI Nguyễn Thị Sim tới thăm khám cho bệnh nhân sau can thiệp bào thai

TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh và BSCKI Nguyễn Thị Sim tới thăm khám cho bệnh nhân sau can thiệp bào thai

Hoàn thành 30 ca miễn phí với nhiều loại bệnh lý ở thai nhi

TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tâm sự, đã từng chứng kiến cảnh sản phụ lẫn người thân của họ đau đớn vì đứa con bé bỏng trong bụng mãi rời xa vì không may gặp biến chứng, bản thân nhân viên y tế thì cúi đầu bất lực bởi giới hạn của y khoa, ông cùng các cộng sự ngày đêm trăn trở với câu hỏi, tại sao y học thế giới phát triển như vậy mà chúng ta - những bác sĩ mang trên người chiếc áo blouse trắng đầy tự hào lại không thể giúp cho sản phụ và người thân của họ? Từ “sự không cam tâm” và khát khao muốn chữa lành khiếm khuyết cho bào thai, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã quyết tâm đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất đưa kỹ thuật y khoa hiện đại nhất trong ngành sản khoa thế giới là “can thiệp bào thai” về thực hiện tại Bệnh viện, tăng cơ hội cứu sống cho những thai nhi có bất thường mà không thể chờ đợi được đủ tháng để chào đời.  

Không chỉ có BSCKI Nguyễn Thị Sim, TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh và nhiều đồng nghiệp khác đi tu nghiệp, học hỏi tại Bệnh viện Nike của Paris (Pháp) – bệnh viện hàng đầu của châu âu để về chỉ đạo thực hiện các kỹ thuật theo một chuẩn mực nhất và hiệu quả điều trị sẽ đạt được ở mức cao nhất, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã xây dựng một phòng mổ can thiệp bào thai đạt tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện điều trị cho thai nhi bị bệnh.

Các em bé theo chân mẹ tới khám, chụp cộng hưởng từ kiểm tra sau sinh.

Các em bé theo chân mẹ tới khám, chụp cộng hưởng từ kiểm tra sau sinh.

BSCKI Nguyễn Thị Sim nhấn mạnh, y học bào thai ngày càng phát triển và hiện tại ở châu Âu và các nước tiên tiến trên thế giới đã tiệm cận điều trị cho bào thai y như em bé ngoài đời với rất nhiều các bệnh lý khác nhau: Bệnh lý thoát vị hoành, một số bệnh về van tim, tràn dịch màng phổi, thiếu ối, thiếu máu… Tuy nhiên, kỹ thuật can thiệp ở trong bào thai khó hơn rất nhiều so với em bé đã ra đời. Bởi khi thực hiện kỹ thuật này thai nhi vẫn cử động nên quá trình định hướng ban đầu bị thay đổi đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn giỏi, biết linh động trong quá trình can thiệp bằng kinh nghiệm khéo léo để sao cho vừa can thiệp điều trị khỏi bệnh cho thai nhi vừa đảm bảo cho thai phát triển tốt, không bị các dị tật như bẩm sinh mà phải đảm bảo tử cung còn nguyên vẹn không gây cơn co, không gây sẩy thai hay đẻ non…

Bằng sự tận tâm và khéo léo, những đôi bàn tay vàng của các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công 30 ca miễn phí theo đề tài cấp nhà nước và đang tiếp tục đầu tư, tìm tòi, đổi mới, phát triển kỹ thuật ngày càng hoàn thiện và sang các lĩnh vực mới, đồng thời chuyển giao kỹ thuật cho y tế tuyến dưới với kỳ vọng các kỹ thuật y khoa hiện đại được áp dụng rộng rãi trong thực tế, giúp cứu chữa được những ca bệnh khó, đem lại hạnh phúc làm mẹ, làm cha, mang lại hy vọng cho những gia đình không may mắn.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top