Nhiều tỉnh xuất hiện các ổ dịch phức tạp không rõ nguồn lây

Không chỉ xuất hiện các ổ dịch mới phức tạp không rõ nguồn lây, các tỉnh cũng ghi nhận người về từ vùng dịch trở thành F0 ở mức độ cao.

Theo CDC các địa phương, nhiều tỉnh thành xuất hiện các ổ dịch mới phức tạp không rõ nguồn lây.

CDC Nam Định cho biết, trong ngày 18/10, tỉnh Nam Định ghi nhận 22 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 20 ca xuất hiện trong cộng đồng tại ổ dịch phức tạp ở huyện Ý Yên và 2 ca trong khu cách ly phong tỏa.

CDC Hà Nam cũng công bố 20 ca nhiễm mới trong ngày 18/10 được Bộ Y tế gắn mã bệnh. Tổng số ca bệnh từ ngày 19/9, đến chiều ngày 18/10, Hà Nam ghi nhận 759 ca bệnh.

o-dich-phu-tho.jpg
Nhiều tỉnh xuất hiện các ổ dịch phức tạp không rõ nguồn lây, có thể có chủng virus mới

Ổ dịch Phú Thọ tiếp tục tăng ca mắc cộng đồng, chưa xác định được nguồn lây. Từ ngày 13/10 đến tối 18/10, toàn tỉnh Phú Thọ có 125 ca mắc trong cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh phát hiện 3 chùm lây nhiễm trong cộng đồng được phát hiện: chùm Lâm Thao - Chu Hóa (112 ca); chùm Bạch Hạc - Phù Ninh (9 ca); chùm Dữu Lâu - Gia Cẩm (4 ca). Đến thời điểm hiện tại, chưa xác định được nguồn lây ban đầu.

Thanh Hóa trong ngày cũng ghi nhận 42 ca mắc Covid-19 mới trong đó 24 ca tại ổ dịch thị xã Bỉm Sơn và 18 trường hợp là công dân Thanh Hóa trở về từ các tỉnh thành phố phía Nam đang thực hiện cách ly tập trung. Tổng số ca mắc Covid-19 của tỉnh Thanh Hóa từ ngày 27/4 đến nay là 704 ca, đã có 490 người được điều trị khỏi, 5 ca tử vong.

Nghệ An trong 21 ca F0, có 4 ca cộng đồng, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh từ đầu mùa dịch tới nay lên 2.042 bệnh nhân.

Hà Nội trong ngày 18/10 cũng ghi nhận 5 ca nhiễm mới, trong đó có 3 ca về từ vùng dịch.

Thái Bình cũng ghi nhận 2 ca dương tính mới là người về từ khu vực phía nam.

Tại Quảng Bình 15 ca mắc mới đều là công dân về từ các tỉnh phía Nam.

Quảng Trị ghi nhận 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là người về từ phía Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, theo dự báo, vẫn có thể có những chủng virus mới và dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp. 

Để kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch của chúng ta cần điều chỉnh một cách linh hoạt, phù hợp hơn với thực tiễn.

Cùng với việc tăng dần tỷ lệ bao phủ văcxin, cần phát hiện sớm các ca bệnh, trường hợp nhiễm, không để sót các ca bệnh, tiến hành khoanh vùng, cách ly ở diện tích nhỏ nhất có thể; hạn chế các biện pháp phong tỏa kéo dài trên diện rộng, triển khai quyết liệt điều trị cho các ca lây nhiễm, điều trị từ sớm từ xa, giảm tỷ lệ tử vong.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top