Nhiều sinh viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chống dịch Covid-19 chưa nhận được hỗ trợ?

Từ tháng 5/2021, sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận 8 nhưng đến nay chưa nhận được chi phí hỗ trợ.

Theo BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, khi tiếp nhận thông tin, qua trao đổi, ngay trong ngày 17/11, Trung tâm Y tế Quận 8 cho biết, ngày 11/1 vừa qua, Trung tâm đã hoàn tất thủ tục tại kho bạc với việc chi trả cho nhóm sinh viên y khoa này.

sv-tinh-nguyen-pnt.jpg
Trong mùa dịch Covid-19 thứ tư vừa qua, hơn 2.000 cán bộ, sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 trên khắp địa bàn TPHCM

BS Huỳnh Mai nhấn mạnh, UBND TPHCM và Sở Y tế TPHCM rất quan tâm đến chế độ của các lực lượng tình nguyện viên chống dịch, trong đó có các sinh viên y khoa. Sở Y tế TPHCM đang phối hợp với các bệnh viện, các phòng y tế quận huyện, để rà soát việc chi trả và tiến độ chi trả.

Trong mùa dịch Covid-19 thứ tư vừa qua, hơn 2.000 cán bộ, sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện trên khắp địa bàn TPHCM.

Các tình nguyện viện đã tham gia công tác lấy mẫu xét nghiệm, sàng lọc, chích văcxin ngừa Covid-19, chăm sóc F0, trực điện thoại 115… từ sáng đến chiều tối, có khi tận đến nửa đêm. 

sv-pnt-1.jpg
Hàng ngàn tình nguyện viên đã tham gia trên mọi mặt trận phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM. 

Sau khi có chính sách hỗ trợ lực lượng tình nguyện viên, hàng ngàn tình nguyện viên vì nhiều lý do khách quan và chủ quan vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Đối với thông tin chưa nhận đủ tiền hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của các bác sĩ, điều dưỡng tham gia tình nguyện tại Bệnh viện Dã chiến số 6, BS Huỳnh Mai cho hay, hồ sơ đã hoàn tất trong chiều ngày 17/11

32 bác sĩ, điều dưỡng tình nguyện tại Bệnh viện Dã chiến số 6 đã được nhận phụ cấp chống dịch của tháng 9/2021 nhưng do hồ sơ hợp đồng có trục trặc, kho bạc chưa đồng ý chi trả tháng 10 và 11/2021.

Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021, trong đó có hướng dẫn Chế độ chống dịch cho các tình nguyện viên.

Bao gồm học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia hỗ trợ chống dịch.

Được hưởng 300.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ: đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc hoặc nghi mắc Covid-19 tại khu vực cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

sinh-vien-pham-ngoc-thach.jpg
Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021, trong đó có hướng dẫn Chế độ chống dịch cho các tình nguyện viên.

Ngoài ra khoản hỗ trợ này còn dành cho tình nguyện viên đi lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2 tại cơ sở y tế; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc Covid-19.

Hỗ trợ 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ: vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó là giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế để phục vụ cho phòng xét nghiệm SASR-CoV-2.

Chế độ hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện: Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày, gồm tiền ăn là 80.000 đồng và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Số ngày hưởng chế độ được tính theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Thời điểm áp dụng chế độ này là từ ngày 01/01/2021.

Theo Đời sống
Sơ cấp cứu đúng cách cứu sống trẻ bị chó tấn công

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị chó cắn

Chó cắn là một trong những tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vắc xin dại kịp thời, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào, vùng tam giác Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top