Nhiều nước châu Âu đã tiêm liều văcxin Covid-19 thứ 4, châu Á đang cân nhắc

Một số nước châu Âu đã tiêm liều thứ 4 cho người dân, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Á chờ đợi dữ liệu về tính cần thiết và hiệu quả của chương trình này.

Cuối năm ngoái, Anh công bố nghiên cứu cho thấy khả năng ngăn ngừa lây nhiễm nCoV có triệu chứng của liều văcxin tăng cường (liều thứ ba) sẽ suy giảm trong vòng 10 tuần sau tiêm.

Ở người được tiêm hai liều văcxin AstraZeneca và một liều tăng cường (văcxin Moderna hoặc Pfizer), hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng là 60% từ 2 đến 4 tuần sau tiêm. Tuy nhiên, sau 10 tuần, liều tăng cường Pfizer chỉ tác dụng 35%. Liều tăng cường Moderna hiệu quả 45% trong tối đa 9 tuần.

Dựa trên các dữ liệu, nhiều quốc gia cân nhắc tiêm liều văcxin thứ 4, nhằm tăng cường miễn dịch và bảo vệ người dân hiệu quả hơn trong bối cảnh Omicron lây nhiễm mạnh.

Israel ngày 27/12/2021 trở thành nước đầu tiên tiêm liều thứ 4. Đối tượng ưu tiên ban đầu là nhân viên y tế, người già và người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao nhiễm virus.

Hiện 56,4% dân số Israel đã tiêm thêm liều thứ ba, hơn 250.000 người tiêm liều thứ 4.

Ngày 10/1, Chile bắt đầu tiêm liều văcxin thứ 4 cho những người suy giảm miễn dịch khi số ca nhiễm gia tăng với hơn 4.000 ca Covid-19 mỗi ngày.

Ngày 21/2, Anh đã cung cấp liều thứ 4 cho người từ 75 tuổi trở lên, người đang sinh sống tại viện dưỡng lão và nhóm dân số trên 12 tuổi bị ức chế miễn dịch.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang xem xét cấp phép liều văcxin Covid- 19 thứ 4 vào mùa thu năm nay.

Hầu hết các nước châu Á chưa tiêm liều thứ 4 cho người dân, song một số đang cân nhắc làm điều này tùy vào tình hình thực tế.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top