Nhiều biến chứng nguy hiểm khi sinh mổ

Những năm gần đây, tỉ lệ sinh mổ tại Việt Nam tăng cao. Nhiều sản phụ không vì lý do y khoa mà là sợ đau, sợ xấu và tâm lý để cho an toàn nên chọn sinh mổ. Nhưng theo các chuyên gia về y tế, khi sinh mổ sản phụ sẽ gặp nguy cơ cao, có nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

Theo PGS.TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, trưởng khoa sản Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), báo cáo của Bộ Y tế, tỉ lệ mổ lấy thai năm 2020 tại Việt Nam chiếm 27,1%, thấp hơn tỉ lệ trung bình của thế giới (chiếm 30%).

Tại Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) có tỉ lệ mổ sinh cao hơn vì thuộc 2 trong 5 bệnh viện sản khoa hạng 1, thường xử lý nhiều ca khó và nặng nên không đại diện cho cả nước.

ThS Đinh Thế Hoàng - Khoa y, Đại học Quốc gia TP.HCM - tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai tăng nhanh qua từng năm. Tại Việt Nam tỉ lệ mổ lấy thai 20 năm trước chỉ là 10%, trong những thập niên gần đây tỉ lệ mổ lấy thai đã tăng lên đến 40 - 50%.

Một nghiên cứu của tác giả Mizuki Takegeta và Nam Giang (năm 2020), thống kê tỉ lệ mổ lấy thai trong dân số Việt Nam hiện nay đã lên đến gần 60%. Đặc biệt là cao hơn ở những nhóm bệnh viện tư nhân là hơn 70%.

sinh-mo.jpg
Thích sinh mổ cho an toàn... nào ngờ

ThS Trần Thị Ngọc, Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) - cho biết có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tăng tỉ lệ mổ lấy thai. Về nguyên nhân khách quan do xã hội ngày càng phát triển, sản phụ có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, sản phụ được thăm khám thai định kỳ và được phát hiện sớm các trường hợp cần can thiệp sinh mổ.

Nguyên nhân chủ quan do tuổi kết hôn ở phụ nữ tăng, nhu cầu sinh con giảm, mỗi gia đình chỉ có từ 1 - 2 con nên sản phụ và gia đình muốn sinh con theo ngày giờ, tâm lý ngại sinh con theo ngả tự nhiên, nghĩ rằng sinh mổ sẽ an toàn cho mẹ và bé hơn sinh ngả âm đạo...

Tỉ lệ tử vong mẹ khi sinh mổ cao hơn 4 lần so với sinh ngả âm đạo. Ngoài ra bà mẹ còn gặp những nguy cơ trong mổ lấy thai như: tai biến do gây mê, gây tê, chảy máu, nhiễm trùng sau mổ, tổn thương tiết niệu. Thời gian nằm viện ở sản phụ sinh mổ dài hơn, phục hồi sức khỏe chậm hơn, tăng chi phí chăm sóc y tế, sự chăm sóc cho bé và nuôi con bằng sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng.

Về lâu dài, các sản phụ sinh mổ có thể có nguy cơ bị tắc ruột, dính ruột, ảnh hưởng đến tương lai sản khoa sau này như tăng tỉ lệ sinh mổ lần có thai sau, tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, thai ở sẹo mổ lấy thai...

Về phía thai nhi, trẻ được sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp tăng 2,6 lần so với trẻ được sinh ngả âm đạo, giảm khả năng miễn dịch của trẻ...

Theo ThS Ngọc, chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định về chuyên môn, một số chỉ định như: ngôi thai bất thường, thai quá to (>4.000g), nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non, sa dây rốn, thai suy...; do mẹ bé có khung chậu hẹp, có vết mổ cũ trên thân tử cung, mẹ bé có bệnh lý nội khoa nặng chống chỉ định với sinh ngả âm đạo...

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ mổ lấy thai chỉ nên giới hạn dưới mức 15% để tránh tai biến và nếu không vì lý do y khoa thì không nên mổ lấy thai trước 39 tuần.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top