Nhiễm trùng vùng cổ nặng do chữa hóc xương cá bằng mẹo

Chỉ vì nuốt cơm, uống vitamin C để xử lý hóc xương cá người bệnh đã phải phẫu thuật vùng cổ cấp cứu nếu không sẽ bị nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tính mạng.

Bệnh nhân Bùi Thị C. (52 tuổi, Hà Nội), nhập viện vì nuốt đau và bắt đầu sốt. Cách đây 3 ngày, bệnh nhân bị hóc xương cá, nhưng không đi khám mà chữa mẹo bằng cách nuốt vài miếng cơm to và ngậm vitamin C hy vọng xương sẽ trôi xuống hoặc sẽ tan ra.

Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện xương đã cắm sâu vào thành sau hạ họng và bắt đầu có biểu hiện của nhiễm trùng vùng cổ.

xuong-ca.jpg
Uống vitamin C cho xương cá tan, bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng cổ nặng.

Bệnh nhân được phẫu thuật lấy xương cá kịp thời trước khi có biến chứng nặng hơn (như: áp xe vùng cổ, nhiễm trùng huyết…).

Việc áp dụng các biện pháp dân gian như: Nhét tỏi lỗ mũi, nuốt vỏ cam, ngậm vitamin C, nuốt cơm, rau má…; nuốt bánh mì bơ lạc, uống giấm táo, soda (coca), nuốt miếng chuối, nuốt dầu oliu, nuốt kẹo dẻo… không có tác dung chữa hóc xương.

Các biện pháp dân gian này có thể khiến xương cắm chặt hơn hoặc xuống sâu hơn, gây khó khăn khi lấy xương ra.

Lưu ý khi bị hóc xương:

- Dừng ăn ngay lập tức và hạn chế động tác nuốt, thay vào đó có thể ho nhẹ, hy vọng xương bắn ra ngoài.

- Há miệng, nói chữ “a” nhờ người nhà soi hoặc dùng thìa nhỏ đè lưỡi nhẹ nhàng nếu thấy xương thì dùng nhíp gắp ra.

- Có thể đặt tay vào sâu trong họng, trên lưỡi, gây nôn, xương có thể ra trong một số trường hợp, chú ý làm nhẹ nhàng.

Các biện pháp này không phải lúc nào cũng giúp lấy được xương, nhưng nó không làm tình trạng xấu đi.

Đến bệnh viện khi: Đau nhiều; Các dấu hiệu không giảm sau vài giờ; Ứ đọng và chảy dãi nhiều; Không ăn được hoặc không uống được; Đau ngực, khó thở; Sưng cổ, sốt.

Để phòng tránh hóc xương, nên ăn chậm, nhai kỹ, nhất là thịt gà, cá... 

Mua cá theo khúc hoặc thịt lườn, sẽ ít xương hơn, an toàn hơn là ăn cả con.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top