Nhiễm trùng do tụ cầu vàng từ vài vết xước nhỏ

(khoahocdoisong.vn) - Chỉ từ một vết xước, vài mụn nhọt gây sưng to... do vệ sinh cá nhân không tốt, cơ thể bệnh nhi lại có sức đề kháng yếu nên vi khuẩn tụ cầu từ ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập gây các bệnh nguy hiểm.

D.V.N. (9 tuổi, ngụ tại Bạc Liêu) được điều trị sốt cao 3 ngày, ho và khó thở, nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân ở bệnh viện tuyến dưới nhưng không cải thiện. Bệnh nhi sau khi loại trừ yếu tố dịch tễ, xét nghiệm Covid-19 âm tính, được chuyển đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng TPHCM.

Bệnh nhi bị nhiễm khuẩn huyết nặng do nhiễm tụ cầu vàng đã được điều trị khỏi tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM.

Bệnh nhi bị nhiễm khuẩn huyết nặng do nhiễm tụ cầu vàng đã được điều trị khỏi tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM. 

Khi tới viện, bệnh nhi sốt cao liên tục, lừ đừ, khó thở, sưng nóng đỏ đau hơn hai bàn chân, bé có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết nặng. Kết quả thăm khám và X-quang, siêu âm, ghi nhận tràn dịch màng phổi, khớp bàn nhiễm trùng, viêm đông đặc hai phổi. Bệnh nhi ngày càng suy hô hấp phải thở máy.

Kết quả cấy máu, cấy đàm dịch phế quản dương tính với Staphylococcus Aureus, tụ cầu vàng... các bác sĩ đã phải kết hợp các kháng sinh phù hợp để điều trị. Sau gần 2 tuần, bệnh nhi đã dần ổn định và thoát khỏi tình trạng nguy kịch, cai máy thở.

Theo BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, vi khuẩn tụ cầu vàng thường cư trú trên da nhưng ít gây bệnh. Nhưng nếu có các vết xước, mụn trên người, kèm theo vệ sinh cá nhân không tốt, cơ thể có sức đề kháng yếu, vi khuẩn tụ cầu dễ dàng xâm nhập gây các bệnh nguy hiểm.

Để phòng bệnh, mọi người cần vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách tắm, rửa hằng ngày với nước sạch, nhất là trẻ em bụ bẫm có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn.

Để phòng bệnh, mọi người cần vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách tắm, rửa hằng ngày với nước sạch, nhất là trẻ em bụ bẫm có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn.

Các biểu hiện toàn thân hiếm gặp nhưng nếu các tổn thương lan rộng có thể làm người bệnh sốt, mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém. Khi vi khuẩn lưu hành trong máu có thể gây ra những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, ápxe phổi, viêm tuỷ xương, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm khớp xương mủ cấp, viêm màng não hoặc ápxe não…

Để phòng bệnh mọi người cần vệ sinh cá nhân tốt bằng cách tắm, rửa hằng ngày với nước sạch, nhất là trẻ em bụ bẫm có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ những vết trầy xước trên da. Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Mọi người cũng không nên coi thường các vết xước tay chân, vết cắt, mụn nhọt gây sưng và mưng mủ. Không tự ý dùng kháng sinh hay thuốc bôi, đắp lá và không được cào xước vùng da bị viêm… tăng cường bổ sung vitamin, chế độ ăn nhiều đạm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể…

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top