Nhiễm độc vì ăn nho khi uống thuốc hạ mỡ máu

(khoahocdoisong.vn) - Một số thuốc mỡ máu bị ảnh hưởng mạnh với nho. Nho làm tăng tích trữ thuốc trong cơ thể lên 1200 – 1500%. Điều đó có nghĩa là chúng gây ra nguy cơ nhiễm độc rất cao.

Nghe nói ăn nho tốt cho tim mạch nên ngày nào bà Nguyễn Hà Phương, 60 tuổi (Hà Nội) cũng mua nho cho cả nhà ăn và ép nước uống. Gần đây, cả bà và chồng bị mỡ máu cao phải uống thuốc hạ mỡ máu.

Uống thuốc nhưng hằng ngày bà vẫn ăn và uống nước ép nho, thậm chí đôi khi tiện thể bà và ông còn dùng luôn nước nho để uống thuốc.

Gần đây, bà thấy người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, đau bụng, buồn nôn...Đi khám bác sĩ kết luận bà bị nhiễm độc thuốc mà nguyên nhân có thể là do bà đã uống thuốc hạ mỡ máu kết hợp với ăn nho.

Lời bàn: BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, hai trong số các thuốc hạ mỡ máu bị ảnh hưởng mạnh với nho là simvastatin và lovastatin. Nho làm tăng tích trữ thuốc trong cơ thể, do đó gây ra nguy cơ nhiễm độc rất cao.

Vì vậy, không được dùng nước ép nho để uống loại thuốc này. Không nên ăn nho hoặc bất kỳ chế phẩm nào của nho trước và sau khi uống thuốc trước 2 ngày. Tốt nhất là uống thuốc với nước tinh khiết và nước đun sôi để nguội.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top