Nhiễm độc máu do ủ kỹ không phát hiện vàng da

(khoahocdoisong.vn) - Về mùa đông vàng da sơ sinh thường được phát hiện muộn do việc quấn ủ trẻ con quá kỹ, không quan sát được toàn thân trẻ, khiến bệnh tăng cao và nặng hơn.

Bé Nguyễn Văn K. (1 tháng tuổi, Ba Vì, Hà Nội) được đưa đến viện vì bỏ bú, sốt, khó thở... Nguyên nhân là do gia đình kiêng cữ quá kỹ, bọc con kín và ở trong phòng nên không phát hiện ra bé bị vàng da. Đến khi bé có biểu hiện bệnh mới đưa đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Trẻ phải chuyển viện lên tuyến trung ương vì bị nhiễm độc và phải thay máu.

Lời bàn: BS Trần Thị Lý, Khoa Sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, tỷ lệ trẻ vàng da tại Việt Nam khoảng 30% trẻ sơ sinh nhưng tỷ lệ phải điều trị chỉ dưới 10%. Về mùa đông vàng da sơ sinh thường được phát hiện muộn do việc quấn ủ trẻ con quá kỹ, không quan sát được toàn thân trẻ, khiến bệnh tăng cao và nặng hơn.

Đa số vàng da sinh lý sẽ khởi phát từ ngày 3 - 4 sau sinh và trong khoảng 2 tuần sẽ hết. Trẻ vàng da sinh lý sẽ vàng da nhẹ từ vùng mặt đến ngực, trẻ ăn bú bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện vàng da sớm 1 - 2 ngày sau đẻ, sau đó tình trạng vàng da tăng nhanh quá vùng ngực, trẻ có thể bỏ bú, nhược cơ, sốt, khó thở thì cần phải cho ngay đến cơ sở y tế vì trẻ bị vàng da bệnh lý. Nếu trẻ vàng da quá mức, chất độc sẽ ngấm vào não gây biến chứng thần kinh, tăng trương lực cơ, bỏ bú. Lâu dài trẻ có thể tử vong hoặc di chứng bại não, giảm thính lực.

Vì vậy, dù là thời tiết mùa đông cha mẹ cũng nên dành 1 - 2 phút cho trẻ ra chỗ ánh sáng tự nhiên để quan sát phát hiện, tránh bỏ sót bệnh vàng da ở trẻ.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top