Nhàu - vị thuốc giúp thông huyết giảm đau

(khoahocdoisong.vn) - Cây nhàu thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam, gồm hai là loại nhàu vườn và nhàu núi. Nhàu cũng là cây được người dân sử dụng làm rau và làm thuốc. Lá nhàu có tính bổ dưỡng thường được nấu canh, kho cá, om lươn, hấp cá, gói thịt. Rễ nhàu thường được sử dụng phơi khô, sắc uống, quả ăn tươi...

Theo dược tính hiện đại, trong quả nhàu có tới 29 loại axit hữu cơ, tinh dầu và nhiều loại axit amin, caroten, vitamin C, sắt, Mg, Ca, K, Na đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Theo y học dân gian, quả nhàu vị hăng nồng, tính mát, trị nhức mỏi xương khớp, dùng dưới dạng quả chín phơi khô ngâm rượu hoặc sắc uống... Rễ  nhàu vị hơi đắng, tính ấm nhưng đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh, giảm đau, nhuận tràng, an thần, trừ phong thấp, trợ tiêu hóa, trị tăng huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng nhức mỏi chân tay, dùng dưới dạng đào rễ thái lát phơi khô mỗi lần 20g hoặc hơn sắc ngâm rượu hoặc phối hợp vị thuốc khác ngâm rượu uống.

Rễ nhàu có tác dụng nhuận trường và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, rất ít độc và không gây nghiện. Nhiều nhà nghiên cứu còn tìm ra nhàu có nhiều chất  bổ dưỡng, giảm đau trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, chế thực phẩm chức năng. Có thể nói nhàu là vị thuốc thông được huyết mạch, chữa chứng nhức mỏi, tê tay chân, đau đầu chóng mặt, thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.

Chữa đau lưng, nhức mỏi cơ khớp: Quả nhàu gần chín thái lát, phơi khô sắc uống hoặc ngâm rượu uống ngày 15 - 20g.

Chữa táo bón: Quả nhàu chín chấm muối ăn ngày 1 - 2 quả.

Chữa tăng huyết áp, nhức mỏi, chóng mặt, mất ngủ: Rễ nhàu thái lát, phơi khô sắc uống ngày 20 - 30g hoặc phối hợp với ngưu tất, hoa hoè, sinh địa mỗi vị 12 - 16g.

Chữa nhức mỏi: Rễ nhàu 200g thái lát ngâm 1 lít rượu ngon, ngày uống 1 - 2 ly nhỏ.

Chữa đau đầu chóng mặt, mất ngủ (do huyết ứ): Rễ nhàu 50g, ngưu tất 20g, thảo quyết minh 15g sắc uống.

Quả nhàu vị mát, rễ có vị ấm hơn đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh do vậy những trường hợp đau nhức do huyết ứ, đau đầu chóng mặt mất ngủ do máu lên não kém đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, nhàu không thể thay thế được vị thuốc có tác dụng bổ khí hoặc bổ huyết của y học cổ truyền. Nhàu có tính thông kinh hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai.

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Bà Rịa -Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top