Nhật Bản phát triển tên lửa chống tàu siêu âm chống hải quân Trung Quốc

(khoahocdoisong.vn) - Cơ quan Mua sắm, Công nghệ & Hậu cần Nhật Bản (ATLA) bắt đầu phát triển một tên lửa chống tàu siêu thanh có thể tấn công cả chiến hạm và mục tiêu mặt đất, sử dụng công nghệ scramjet cho động cơ đẩy.

Sứ mệnh phát triển tên lửa mới bắt đầu vào năm 2019, dự kiến hoàn thành vào những năm 2030. ATLA hiện đang trong giai đoạn phát triển động cơ scramjet qua sự phối hợp với công ty Mitsubishi Heavy Industries - đơn vị thắng thầu hợp đồng nghiên cứu phát triển động cơ nguyên mẫu.

Mô hình tên lửa chống tàu siêu âm của Nhật Bản

Mô hình tên lửa chống tàu siêu âm của Nhật Bản

Tên lửa chống tàu mới sẽ được trang bị động cơ Scramjet Dual-Mode (DMSJ), đây là sự kết hợp giữa động cơ ramjet và scramjet (động cơ phản lực dòng khí thẳng siêu âm), để có thể bay ở dải tốc độ rộng, bao gồm tốc độ siêu âm Mach 5 hoặc cao hơn.

Ramjet + động cơ đẩy Scramjet

Động cơ scramjet dự kiến ​​sẽ có hiệu suất cao ở dải tốc độ từ Mach 5 đến 15, do không khí được nén và đốt cháy ở tốc độ siêu thanh khi tên lửa bay với tốc độ Mach 5 trở lên. 

Để động cơ scramjet hoạt động hiệu quả, cần phải tăng tốc tên lửa đến tốc độ siêu âm bằng một tên lửa đẩy. Để không phải trang bị 2 động cơ phản lực trên một tên lửa, làm tăng chiều dài của đạn, ATLA có phương án kết hợp các khả năng của động cơ ramjet, hoạt động hiệu quả trong dải tốc độ Mach 3 đến 5 (tốc độ siêu âm), với động cơ scramjet (DMSJ) nhằm đảm bảo tên lửa có chiều dài hợp lý. ATLA hiện đang hợp tác với Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để hiện thực hóa DMSJ.

Phác thảo sơ đồ cấu trúc tên lửa siêu âm chống tàu Nhật Bản

Phác thảo sơ đồ cấu trúc tên lửa siêu âm chống tàu Nhật Bản

Theo các tài liệu do ATLA công bố, hệ thống dẫn đường của tên lửa siêu thanh sẽ tích hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh thứ cấp và dẫn đường quán tính quán tính. Đầu tự dẫn tìm kiếm và xác định mục tiêu sử dụng công nghệ hình ảnh sóng radio (radio image) và sóng ánh sáng (lightwave). Tên lửa có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết,  mang đầu đạn xuyên giáp để có thể phá hủy các sàn bay của hàng không mẫu hạm và đầu đạn nổ phá mạnh (EFP) tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Tên lửa chống tàu tốc độ siêu thanh có thể được phóng từ mặt đất và từ trên không, Lực lượng phòng vệ không quân Nhật Bản (JASDF) sẽ phát triển ba loại tên lửa chống hạm hiện đại khác nhau cho các máy bay chiến đấu, bao gồm:

Tên lửa tấn công đa năng (JSM) cho F-35,

Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) cho các máy bay F-15J / DJ hiện đại hóa,

Tên lửa chống hạm ASM-3 có tầm bắn mở rộng, tốc độ khoảng 3 Mach (ASM-3ER: tên dự kiến) cho F-2.

Các tên lửa siêu âm này có tốc độ khác nhau, độ cao chiến đấu và phạm vi tấn công khác nhau với mục đích gây phức tạp cho khả năng phát hiện và đánh chặn của hệ thống phòng không đối phương.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top