Nhập viện cấp cứu vì uống 15 viên thuốc sốt rét "dự phòng mắc Covid-19"

Nam bệnh nhân 44 tuổi, ở Hà Nội đã uống khoảng 15 viên thuốc chữa sốt rét vì nghe tin trên mạng có tác dụng phòng Covid-19. Sau uống, ông bị ngộ độc, tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lờ mờ.

<div> <p style="text-align: justify;"><span>Theo một b&aacute;c sĩ tại Trung t&acirc;m Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (H&agrave; Nội) trường hợp tr&ecirc;n được chuyển v&agrave;o cấp cứu tại Trung t&acirc;m tuy nhi&ecirc;n đ&atilde; được điều trị khỏi v&agrave; ra viện.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trước đ&oacute;, bệnh nh&acirc;n được người nh&agrave; đưa v&agrave;o cấp cứu tại một bệnh viện của H&agrave; Nội với những dấu hiệu của ngộ độc như tụt huyết &aacute;p, n&ocirc;n, mắt nh&igrave;n lơ mơ. Bệnh nh&acirc;n đ&atilde; uống khoảng 15 vi&ecirc;n thuốc sốt r&eacute;t để &quot;dự ph&ograve;ng corona&quot; do nghe theo m&aacute;ch bảo tr&ecirc;n mạng.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Tại đ&acirc;y, bệnh nh&acirc;n được cấp cứu ban đầu, rửa ruột v&agrave; sử dụng than hoạt t&iacute;nh sau khi ổn định th&igrave; chuyển đến Trung t&acirc;m Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.&nbsp;</span></p> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Nhập viện cấp cứu vì uống 15 viên thuốc sốt rét dự phòng mắc Covid-19 - 1" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2020/03/22/img-4835-1584865817596.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/18/img-4835-1584865817596.jpg" title="Nhập viện cấp cứu vì uống 15 viên thuốc sốt rét dự phòng mắc Covid-19 - 1" /> <figcaption> <p>Nhiều người mua sẵn thuốc trị sốt r&eacute;t để dự ph&ograve;ng v&igrave; nghe theo những đồn thổi tr&ecirc;n mạng.&nbsp;</p> </figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;"><span>Bệnh nh&acirc;n đ&atilde; mua dự trữ ở nh&agrave; 100 vi&ecirc;n với mục đ&iacute;ch d&ugrave;ng cho bản th&acirc;n v&agrave; những người trong gia đ&igrave;nh. </span><span>Đ&acirc;y l&agrave; trường hợp đầu ti&ecirc;n được cơ quan y tế y ghi nhận bị ngộ độc thuốc sốt r&eacute;t do uống để dự ph&ograve;ng Covid-19.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Rất nhiều chuy&ecirc;n gia y tế tại Việt Nam đ&atilde; l&ecirc;n tiếng cảnh b&aacute;o về việc người d&acirc;n mua t&iacute;ch trữ thuốc trị sốt r&eacute;t. Liều thuốc g&acirc;y độc v&agrave; liều thuốc chữa bệnh rất s&aacute;t nhau, c&oacute; thể rối loạn nhịp tim, thậm ch&iacute; nguy hiểm đến t&iacute;nh mạng. Thuốc n&agrave;y tại nước ta kh&ocirc;ng thiếu, nhưng cần chỉ định của b&aacute;c sĩ khi d&ugrave;ng để dự ph&ograve;ng hay điều trị bệnh do virus corona mới.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trung t&acirc;m Kiểm so&aacute;t Bệnh tật TP HCM cảnh b&aacute;o người d&acirc;n tuyệt đối kh&ocirc;ng mua t&iacute;ch trữ thuốc chloroquine. Đ&acirc;y l&agrave; h&oacute;a chất tổng hợp, c&oacute; độc t&iacute;nh, sử dụng phải c&oacute; chỉ định của b&aacute;c sĩ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Tr&ecirc;n facebook c&aacute; nh&acirc;n của m&igrave;nh, PGS.TS Nguyễn L&acirc;n Hiếu, Gi&aacute;m đốc Bệnh viện Đại học Y H&agrave; Nội v&agrave; đồng nghiệp l&agrave; dược sĩ H&agrave; Quang Tuyến cũng cảnh b&aacute;o về t&aacute;c hại của việc tự &yacute; sử dụng thuốc trị sốt r&eacute;t (hoạt chất chloroquine v&agrave; hydroxychloroquine).</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cụ thể, hydroxycloroquin/cloroquin từ trước đến nay vẫn thường được biết đến v&agrave; sử dụng trong điều trị c&aacute;c bệnh l&yacute; sốt r&eacute;t, bệnh vi&ecirc;m khớp dạng thấp, bệnh hệ thống như lupus ban đỏ...</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Hydroxycloroquin l&agrave; Cloroquin c&oacute; gắn th&ecirc;m nh&oacute;m (&ndash;OH) để giảm c&aacute;c t&aacute;c dụng phụ so với Cloroquin th&ocirc;ng thường cho d&ugrave; vậy thuốc vẫn c&oacute; rất nhiều t&aacute;c dụng phụ.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Chẳng hạn, mắt c&oacute; thể bị ph&ugrave;, teo điểm v&agrave;ng, rối loạn m&agrave;u sắc, mất phản xạ hố v&otilde;ng mạc; ảnh hưởng đến thị trường mắt dẫn đến kh&oacute; nh&igrave;n, kh&oacute; đọc, sợ &aacute;nh s&aacute;ng. Những tổn thương n&agrave;y c&oacute; thể xảy ra ngay cả khi đ&atilde; ngừng d&ugrave;ng thuốc.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>N&oacute; cũng g&acirc;y ra c&aacute;c rối loạn tạo m&aacute;u kh&aacute;c nhau như thiếu m&aacute;u bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu m&aacute;u, tan m&aacute;u ở bệnh nh&acirc;n thiếu hụt G6PD. Trong đ&oacute; t&aacute;c dụng phụ với tim mạch l&agrave; nguy hiểm nhất, c&oacute; thể dẫn đến xoắn đỉnh, rung thất v&agrave; đột tử.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Theo PGS Hiếu thuốc n&agrave;y c&oacute; thể c&oacute; t&aacute;c dụng điều trị Covid-19 nhưng hiện tại mới chỉ chứng minh được tr&ecirc;n quy m&ocirc; ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm. Một số nghi&ecirc;n cứu l&acirc;m s&agrave;ng kh&ocirc;ng ngẫu nhi&ecirc;n, kh&ocirc;ng đối chứng cũng cho thấy c&aacute;c t&iacute;n hiệu khả quan về hiệu quả của thuốc.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>&ldquo;Tuy nhi&ecirc;n cần lưu &yacute; để đưa một thuốc ra &aacute;p dụng trong cộng đồng l&agrave; một quy tr&igrave;nh khắt khe cũng giống như thử nghiệm vắcxin vậy. Hiện tại Mỹ chỉ ph&ecirc; duyệt cho tiến h&agrave;nh thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng thuốc n&agrave;y chứ chưa cho sử dụng rộng r&atilde;i&rdquo;, PGS Hiếu khuyến c&aacute;o.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cũng theo &ocirc;ng, người d&acirc;n kh&ocirc;ng cần t&iacute;ch trữ thuốc n&agrave;y. Hydroxycloroquin/cloroquin l&agrave; thuốc phải k&ecirc; đơn, việc sử dụng thuốc như thế n&agrave;o cho c&oacute; hiệu quả (liều bao nhi&ecirc;u, thời gian bao l&acirc;u) phải do b&aacute;c sĩ quyết định. Người d&acirc;n kh&ocirc;ng thể tự sử dụng như c&aacute;c loại thuốc cảm c&uacute;m th&ocirc;ng thường. Hiện tại, chưa c&oacute; c&ocirc;ng bố ch&iacute;nh thức của Tổ chức Y tế thế giới hay Bộ Y tế Việt Nam về việc điều trị bằng thuốc n&agrave;y.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Hydroxycloroquin/cloroquin c&oacute; rất nhiều t&aacute;c dụng phụ đ&atilde; được ghi nhận. Bệnh nh&acirc;n sử dụng thuốc phải được theo d&otilde;i c&aacute;c chức năng gan, thận, v&agrave; thị lực tại c&aacute;c cơ sở y tế c&oacute; chuy&ecirc;n m&ocirc;n.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo dantri.com.vn
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top