Nhận biết tràn dịch màng ngoài tim

Tràn dịch màng ngoài tim là một bệnh hay gặp, đôi  khi không có triệu chứng nhiều, diễn biến âm thầm, nhưng đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân cần phát hiện sớm để chữa trị kịp thời.

Tràn dịch màng tim ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Tràn dịch màng ngoài tim là sự tích tụ các chất lỏng dư thừa ở khoảng tim. Tim được bao quanh bởi một cấu trúc hai lớp, được gọi là màng ngoài tim. Nhiều bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ, đè nặng ngực, khó thở do chèn ép phổi và xẹp phổi, nấc do chèn ép vào dây thần kinh hoành, nôn và căng bụng do chèn ép các tạng trong ổ bụng…

Có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim như chấn thương gây tràn máu màng ngoài tim cấp tính sau đó là ép tim thứ phát hoặc bệnh ép tim, viêm màng ngoài tim do virus,  lao màng ngoài tim, hội chứng thận hư…

Bệnh nhân có những triệu chứng trên cần được làm các xét nghiệm, chiếu chụp như: Điện tim đồ, chụp Xquang, siêu âm tim…

Khi dịch màng tim số lượng nhiều sẽ dẫn đến hiện tợng tăng áp lực trong khoang màng ngoài tim và từ đó sẽ dẫn đến hạn chế tâm trương của tim. Khi tràn dịch màng ngoài tim gây áp lực lên tim, các buồng bơm của tim không hoàn toàn lấp đầy, và một hoặc nhiều buồng tim có thể bị sụp.

Tình trạng này, được gọi là chèn ép, nguyên nhân gây lưu thông máu kém và không cung cấp đủ oxy cho cơ thể.  quá trình ép tim bắt đầu xảy ra. Đối với chèn ép tim cấp tính, khi tim bị chèn ép và xuất hiện các triệu chứng, các chất dịch quanh tim phải được lấy đi càng nhanh càng tốt thông qua thủ thuật chọc màng ngoài tim.

Các loại thuốc tăng huyết áp có thể được sử dụng để duy trì sự sống cho bệnh nhân trong quá trình chọc dịch. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu cắt bỏ một phần màng ngoài tim bằng phẫu thuật tạo cửa sổ ngoại tâm mạc.

Ths Đinh Xuân Huy – Bệnh viện Tim Hà Nội

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top