Nhận biết tính vị thuốc tránh tai biến

Dùng thuốc trong Đông y phải nắm được tứ khí gồm hàn, nhiệt, ôn, lương để dùng cho đúng bệnh. Nếu dùng nhầm thuốc có thể gây điên loạn hoặc chết người… Người bệnh lắng nghe cơ thể để biết tính vị của thuốc.

Dựa vào tính vị để trị bệnh

Không chỉ người thầy thuốc nhận biết tứ khí của thuốc mà người bệnh và kết quả điều trị cũng cho biết rõ việc điều trị đúng, sai. Cụ thể, uống vào thấy ấm, nóng hay mát lạnh.

Nếu uống vào thấy ấm nóng và chữa được bệnh thuộc hàn thì đó là thuốc ôn nhiệt. Nếu uống vào thấy mát và chữa được bệnh thuộc nhiệt, thì đó là thuốc hàn lương.

Từ đó suy ra “chữa bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, chữa bệnh nhiệt dùng thuốc hàn”. Tính hàn là lương khác nhau ở mức độ gồm: Hàn là lạnh, lương là mát và đều thuộc âm.

Tính nhiệt và ôn cũng vậy, nhiệt là nóng, ôn là ấm và đều thuộc dương. Giữa hai nhóm hàn lương và ôn nhiệt của thuốc còn có thuốc có tính bình.

Khái niệm hàn lương ôn nhiệt của thuốc được xác định trên cơ sở so sánh với tính nóng lạnh của con người.

Nếu nóng hơn của người hoặc người uống thuốc cảm thấy nóng hơn là thuốc ôn nhiệt. Nếu lạnh hơn của người hoặc người uống thuốc cảm thấy lạnh hơn là thuốc hàn lương. Nếu không thấy nóng hơn, lạnh hơn là thuốc có tính bình.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/nhan-biet-tinh-vi-thuoc-tranh-tai-bien1.jpg

Ảnh minh họa.

Dùng nhầm dễ tắc tử

Tứ khí của thuốc từ thiên nhiên mà ra. Khí ôn là của mùa xuân, khí nhiệt của mùa hạ, khí lương của mùa thu, khí hàn của mùa đông. Thuốc dùng trong Đông y là để điều hòa, lập lại sự cân bằng của âm dương.

Nếu bệnh là nhiệt thuộc dương thì phải dùng thuốc hàn thuộc âm, nếu bệnh là hàn thuộc âm thì dùng thuốc nhiệt thuộc dương, nếu chứng hư dùng thuốc bổ, nếu là chứng thực dùng thuốc tả, nếu khí nghịch nên dùng thuốc giáng nghịch, nếu khí sa xuống dùng thuốc nâng lên. Như vậy, trong dùng thuốc phải nắm vững tứ khí.

Ví dụ, bệnh nhân sốt cao, khát nước, mắt đỏ, tâm phiền, mạch hồng là chứng dương, phải dùng thuốc hàn lương để thanh nhiệt tả hỏa (thạch cao, hoàng cầm, chi tử, hoàng liên). Nếu bệnh nhân chân tay lạnh, mặt bệnh, mệt mỏi, thích ngủ, mạch vi vô lực là chứng âm, phải dùng thuốc ôn nhiệt trợ dương (phụ tử, quế nhục, can khương, ngô thù)…

Nếu dùng nhầm thuốc, chứng nhiệt dương lại dùng thuốc nhiệt sẽ gây cuồng (thần kinh, điên loạn), chứng hàn âm lại dùng thuốc hàn có thể chết người (nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng, hàn ngộ hàn tắc tử).

GS Hoàng Bảo Châu 

(nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền T.Ư)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top