Nhận biết bệnh qua dấu hiệu bất thường của nước tiểu

(khoahocdoisong.vn) - Mỗi người thường đi tiểu 7 lần trong 1 ngày và sẽ thải ra tầm 2,2 lít nước tiểu vô trùng, không mùi, không màu hoặc hơi vàng nhạt. Khi số lần đi tiểu nhiều hơn, ít hơn hoặc nước tiểu có màu, mùi bất thường cần đi khám vì có thể chúng ta đang bị bệnh.

Dưới đây là những tóm lược những bất thường chính về nước tiểu gợi ý bệnh tương ứng.

1. Tiểu thường xuyên: Bệnh đa niệu; Tiểu đường; Nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu (bàng quang, niệu đạo, thận…); Thời kỳ mãn kinh hoặc đang mang thai ở nữ giới; U phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới; Sau dùng một số thuốc hoặc chất kích thích (trà, cà phê, ma túy…).

2. Tiểu són: Thường gặp ở người cao tuổi, nữ nhiều hơn nam. Ở Mỹ hiện có khoảng 13 triệu người đang trong tình trạng són tiểu này. Nếu són tiểu khi gắng sức, stress, gọi là són tiểu do căng thẳng. Thường gặp ở nữ giới thai kỳ, mãn kinh, sau phẫu thuật vùng tiểu khung; Nếu són tiểu khi chỉ cần nghe thấy âm thanh nước chảy hoặc nhìn thấy dòng nước chảy… gọi là són tiểu cấp kỳ; Són tiểu cũng có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu (thường kèm tiểu buốt, nước tiểu thay đổi màu-mùi...), sau dùng thuốc hoặc chất kích thích; Khối u bàng quang, u vùng tiểu khung (hay gặp ở trung niên, người già).

3. Tiểu buốt, tiểu rắt: Viêm bàng quang, bàng quang co thắt, ung thư bàng quang phát triển, xâm lấn, chèn ép dẫn đến tiểu máu, tiểu nhiều lần; Sỏi vùng bàng quang cọ xát, kích thích cổ bàng quang; Bệnh lý tuyến tiền liệt: u xơ, viêm nhiễm tuyến tiền liệt...; Tổn thương các dây thần kinh ảnh hưởng đến việc chi phối hoạt động của bàng quang (chấn thương cột sống, viêm tuỷ-rễ thần kinh…); Mệt mỏi, stress; Sử dụng thuốc lợi tiểu; Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai…).

4. Nước tiểu ngọt: Nước tiểu mùi thơm ngọt đặc trưng, có thể bị tiểu đường (ketone tăng trong máu dẫn đến hơi thở, mồ hôi, nước tiểu có mùi thơm ngọt); Tiểu đường thường kèm: Ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh và nước tiểu thường khiến kiến bu.

5. Nước tiểu có bọt: Biểu hiện tình trạng có protein trong nước tiểu, thường do tổn thương ở thận, tim (hội chứng thận hư, lupus…); Hoặc do xuất hiện lỗ rò bàng quang-âm đạo, bàng quang-trực tràng (sau phẫu thuật, khối u xâm lấn, bệnh Crohn…).

6. Nước tiểu màu hồng/đỏ: Dùng thực phẩm giàu sắc tố đỏ như củ cải đường, cà rốt, mâm xôi, ớt chuông đỏ…Người bị thiếu sắt; Sau dùng một số thuốc an thần, thuốc chữa ung thư có anthraquinone; Nước tiểu đỏ biểu hiện bệnh lý nguy hiểm đường tiết niệu như sỏi thận-niệu quản-bàng quang-niệu đạo, ung thư thận-bàng quang-tuyến tiền liệt, dị dạng, viêm cầu thận…; Chấn thương thận hoặc các cơ quan trên đường tiểu sau tai nạn; Nước tiểu đỏ tía có thể do rối loạn chuyển hoá Porphyrin có tính chất di truyền.

7. Nước tiểu vàng đậm: Bình thường nước tiểu chúng ta trong hoặc hơi vàng nhạt vậy nên khi vàng đậm, vàng cam gợi ý cơ thể đang thiếu nước nghiêm trọng. Thường kết hợp nước tiểu nặng mùi khai và số lượng ít; Sau dùng thuốc kháng lao (Rifampicin...) hoặc thuốc chống đông máu (warfatin...), ăn nhiều sản phẩm chứa beta-caroten.

8. Nước tiểu màu xanh lá: Thuốc và các hợp chất có chứa phenol như promethazine sử dụng cho dị ứng, buồn nôn và propofol, một loại thuốc sử dụng trong gây mê. Các thuốc khác, bao gồm amitriptyline chống trầm cảm, cimetidine, làm giảm axit trong dạ dày và các thuốc giảm đau; Sử dụng thực phẩm, nước uống có màu xanh đậm; Hấp thụ chất xanh methylene.

9. Nước tiểu đục: Nhiễm trùng đường tiết niệu (bàng quang, thận…). Thường kèm nước tiểu có mùi hôi, cơ thể mệt mỏi, sốt, đau tức hạ vị hay hai bên thắt lưng; Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới; Nhiễm lậu, Chlamydia; Đái dưỡng chấp do có rò lưu thông từ hệ bạch mạch đổ vào bể thận, nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh, do chấn thương hoặc do nhiễm ký sinh trùng giun chỉ; Do thực phẩm chứa nhiều photpho hoặc chúng ta uống quá ít nước.

Lưu ý: Khi có những bất thường trên mọi người cần liên hệ đi khám chuyên khoa thận-tiết niệu để các bác sĩ đánh giá triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu và nước tiểu, đánh giá niệu động học, nội soi bàng quang ngược dòng, siêu âm thận-tiết niệu, chụp các loại phim, sinh thiết… Từ đó mới có chẩn đoán xác định bệnh và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

ThS.BS Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top