Nguyễn Tri Phương quyết tử bảo vệ thành Hà Nội - kỳ 2: Pháp đánh thành Hà Nội

(khoahocdoisong.vn) - Pháp đánh thành Hà Nội sau khi không dọa và cũng không lay chuyển được quyết tâm sắt đá của Nguyễn Tri Phương, lúc đó đang là quan trấn thành.

Từ Đà Nẵng vào Gia Định chống Pháp

Năm  Mậu Ngọ 1858, Pháp cho tàu chiến đến uy hiếp Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương được cử làm Quân thứ Tổng thống đại thần Quảng Nam, trực tiếp chỉ huy quân đội chống giặc.

Tháng 10/1858, khi Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng xâm lược nước ta, Tổng quân vụ đại thần Lê Đình Lý tử trận, Nguyễn Tri Phương đã nhận lãnh trách nhiệm chỉ huy quân dân Đà Nẵng xây dựng phòng tuyến Liên Trì, chiến đấu quyết liệt, chống lại quân Pháp xâm lược do Rigô Đơ Gơnui chỉ huy, bắn chìm 1 tàu chiến, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất, buộc Pháp phải rút khỏi Đà Nẵng.

Tháng 2/1859, Pháp chuyển hướng đánh thành Gia Định, quân nhà Nguyễn tan rã gần hết. Thành bị hạ, Hộ đốc thành Võ Duy Ninh tự vẫn, Pháp chiếm và phá thành. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, Tổng đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển vào Nam Kỳ chống Pháp.

Tại đây, Nguyễn Tri Phương cho xây đại đồn Kỳ Hoà (Chí Hòa) thành một đại đồn kiên cố. Ngày 25/2/1861, ông chỉ huy chống quân Pháp do Chano (Charnor) và Page chỉ huy tấn công đại đồn Kỳ Hoà. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu quyết liệt nhưng cuối cùng đã bị thương, đại đồn thất thủ, Gia Định lại bị chiếm. Em ruột ông là Nguyễn Duy hy sinh.

Tháng 2/1862, ông giữ chức Tây Bắc tổng thống quân vụ đại thần, được cử ra Bắc dẹp loạn quân Trung Quốc quấy phá Cao Bằng, Tuyên Quang, tiêu diệt lực lượng phản động Lê Duy Phụng (6/1866), tình hình Bắc Kỳ tạm yên, ông trở về Huế, được bổ làm Thượng thư Bộ Binh, sau đó lại làm Thượng thư Bộ Công, sung Cơ mật viện, thay mặt triều đình nghiên cứu tình hình quân sự Bắc Kỳ.

Quyết tâm giữ thành Hà Nội

Năm 1873, lại được cử ra Bắc với sứ mạng Tam nguyên quân thứ khâm mạng đại thần, kêu gọi thu dụng Lưu Vĩnh Phúc, cho làm đề đốc và trở thành người thân tín.

Tháng11/1873, đô đốc Dupre của Pháp phái đại uý Francis Garnier mang một toán gồm 171 binh sĩ tinh nhuệ và hai pháo thuyền ra Bắc thực hiện ý đồ chiếm Thành Hà Nội. Để khỏi hao đạn, tốn người, đỡ mang tiếng xấu, ban đầu, Garnier đưa ra nhiều yêu sách với mục đích khiến quan trấn thành Nguyễn Tri Phương và quân sĩ nhụt trí chiến đấu mà bỏ thành.

Nhưng các yêu sách của Garnier không doạ được Nguyễn Tri Phương và càng không lay chuyển được quyết tâm sắt đá của ông. Nguyễn Tri Phương quyết tâm cùng các chiến binh chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để giữ bằng được Thành Hà Nội -vòng thành có vị trí chiến lược quyết định sự thành bại trong cuộc chiến giữ đất khu vực phía bắc Việt Nam.

Thấy yêu sách của mình thất bại, rạng sáng ngày 20/11/1873, Garnier bất ngờ đánh úp Hà thành. Thành Hà Nội khi ấy là một thành luỹ kiên cố được xây từ 70 năm trước, thời vua Gia Long, thành có hình chữ nhật, mỗi chiều dài chừng nửa dặm, tường thành xây bằng đất, được gia cố thêm bằng gạch.

Thành có 5 cửa, trấn bởi hai tháp cao. Bao quanh thành là một hào nước rộng mỗi cửa được nối với bên ngoài bằng một cây cầu nhưng các cầu này không phải là cầu treo, nên con hào này không có tác dụng ngăn cản. Trong thành có một số lượng khá lớn binh lính, nhưng được trang bị thô sơ, đa phần chỉ là gươm và giáo. Một số ít được trang bị súng hoả mai, nhưng không được huấn luyện để sử dụng. Trên mặt thành có đặt súng thần công, nhưng cũng không phát huy được hỏa lực.

 Garnier đã cho pháo thuyền luồn xuống hai cổng thành phía nam, điều toán lính tinh nhuệ nhanh chóng vượt qua cầu, tiếp cận cổng thành. Khi quân của Nguyễn Tri Phương trên thành phát hiện, ra bắn xuống thì đã quá muộn-quân Pháp đã qua khỏi tầm bắn phòng thủ.

Trong lúc binh lính Pháp chuẩn bị tiếp cận cổng thành, pháo thuyền Pháp nã đạn liên tiếp phá vỡ cổng thành phía Nam. Hoả lực đạn của Pháp khiến thành luỹ Hà Nội rung chuyển. Quân binh trên thành không quen đối đầu với đạn pháo tháo chạy ra cổng thành phía Tây. Chỉ sau một giờ, lính Pháp với sự hỗ trợ của pháo thuyền hiện đại có sức công phá lớn đã chiếm được Thành Hà Nội, bắt làm tù binh hơn 2000 lính nhà Nguyễn.

(còn nữa)

Theo Đời sống
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top