Nguyên nhân mất nước trên sao Hỏa gây sốt có thêm lý giải

i Quan sát WM Keck, Kính thiên văn Hồng ngoại của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tìm ra cách lý giải mới về biến đổi khí hậu cũng như hiện tượng mất nước trên sao Hỏa.

Nguồn ảnh: Space.

Các nhà khoa học thuộc các cơ quan này cùng chung nhận định: Nước trên sao Hỏa được tạo thành từ hydro và oxy, nhưng hydro có nhiều loại hoặc đồng vị khác nhau tồn tại trên sao Hỏa.

Phiên bản đồng vị nặng hơn của hydro gồm có một proton và một neutron chứ không chỉ là chỉ một proton trong hạt nhân của nó – được gọi là deuterium.

Các nghiên cứu mới cho thấy rằng deuterium, do trọng lượng nặng hơn, vẫn còn tồn tại trên hành tinh Đỏ, ít có khả năng kết hợp với oxy tạo nước.

Không những thế, áp lực từ các hạt tích điện trong gió mặt trời thổi các phân tử hydro nhẹ ra khỏi bầu khí quyển của sao Hỏa, bởi vì hành tinh này không có từ trường để bảo vệ chúng.

Thêm vào đó, các phân tử nước trên sao Hỏa có trong bầu khí quyển có thể vỡ ra dưới ánh sáng cực tím của mặt trời.

Và đây là chu trình cộng hưởng có thể khiến nước mất dần trên sao Hỏa theo thời gian.

Huỳnh Dũng

(theo Space, Kiến Thức)

Theo Đời sống
Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Bàu Trắng là địa danh du lịch còn khá hoang sơ của tỉnh Bình Thuận, với tâm điểm là một hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn, được bao phủ bởi những đồi cát mênh mông trải dài. 
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top