Nguyên nhân gây viêm thanh quản và bí kíp cải thiện giọng nói

Viêm thanh quản đặc trưng bởi triệu chứng đau họng, khó nói, nuốt vướng cùng một số vấn đề khác ở cổ họng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nên muốn điều trị hiệu quả, bạn cần nắm rõ các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới việc thanh quản bị viêm.Cùng tìm hiểu về chủ đề này và giải pháp bảo vệ thanh quản qua bài viết dưới đây!

Những nguyên nhân gây ra viêm thanh quản bạn cần biết

Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị viêm, kích thích hoặc nhiễm trùng. Bên trong thanh quản là 2 dây thanh âm - hai nếp gấp của màng nhầy bao phủ cơ và sụn.

Bình thường, dây thanh đóng mở nhịp nhàng, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động rung. Nhưng khi viêm thanh quản xảy ra, dây thanh sẽ sưng lên hoặc kích thích, từ đó làm biến dạng âm thanh khi không khí đi qua chúng. Kết quả là giọng nói nghe có vẻ khàn, thậm chí gần như không thể nghe thành tiếng.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm thanh quản cấp thường do nhiễm virus, chẳng hạn virus cúm hoặc cảm lạnh. Nhiễm khuẩn cũng có thể gây ra viêm thanh quản nhưng hiếm gặp hơn. Ngoài ra, thanh quản bị viêm còn xảy ra sau những hoạt động làm căng thẳng giọng nói như la hét, nói to hay gắng sức nói.

Nhìn chung, viêm thanh quản thường tự giới hạn trong 3 tuần nhưng nếu kéo dài, nguyên nhân là do:

- Hít phải các chất kích thích như khói thuốc lá, hóa chất, bụi…

- Sử dụng rượu bia quá mức.

- Trào ngược axit dạ dày.

- Đang mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản.

- Lạm dụng giọng nói liên tục ở giáo viên, ca sĩ…

Ít phổ biến hơn, nguyên nhân viêm thanh quản có thể xuất phát từ một khối u trên dây thanh hoặc dây thanh bị liệt, chấn thương do phẫu thuật, rối loạn thần kinh hoặc các tình trạng sức khỏe khác.

Mặc dù có vô vàn các yếu tố tác động nhưng theo chuyên gia, nguyên nhân sâu xa dẫn tới viêm thanh quản là do suy giảm hệ miễn dịch (sức đề kháng). Trong khi đó, niêm mạc dây thanh âm vốn mỏng manh nên dễ bị ảnh hưởng khi virus, vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

viem-thanh-quan.png
Viêm thanh quản xảy ra khi cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn.


Viêm thanh quản điều trị như thế nào?

Điều trị viêm thanh quản tùy thuộc vào nguồn gốc của vấn đề. Đối với viêm ở giai đoạn cấp, tình trạng này thường tự khỏi trong vòng một tuần mà không cần can thiệp quá nhiều.

Ngược lại, nếu thanh quản viêm nhiễm kéo dài, việc điều trị là sự kết hợp của các biện pháp khác nhau, bao gồm chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo chỉ định. Cụ thể:

- Giảm hoặc ngừng các hành vi gây áp lực cho thanh quản như hò hét, ca hát, thì thầm.

- Uống nhiều nước giúp tăng tiết nước bọt, duy trì lớp màng nhầy cần thiết cho thanh quản và cổ họng.

- Súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, giảm viêm nhiễm tại chỗ.

- Xông hơi với nước nóng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm giúp làm dịu cổ họng, tránh nghẹt mũi.

- Sử dụng trà thảo mộc: Một số nguyên liệu như gừng, mật ong cũng hỗ trợ chống lại nhiễm trùng, giảm sưng cho các dây thanh âm.

- Dùng thuốc: Thuốc giảm đau (paracetamol hoặc ibuprofen), chống viêm (alpha choay, corticosteroid) giúp làm giảm triệu chứng đau họng, phù nề tại niêm mạc họng, thanh quản. Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị.


Tiêu Khiết Thanh - Giải pháp từ thảo dược giúp đẩy lùi viêm thanh quản, phòng ngừa tái phát

Viêm thanh quản nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành các tổn thương khác trên dây thanh như hạt xơ, polyp hay u nang. Khi đó, nguy cơ giọng nói bị biến đổi hoàn toàn là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống của người mắc.

Vì thế, bạn cần có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ giọng nói của mình bằng cách tránh các yếu tố dễ gây kích thích thanh quản kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời, sử dụng các sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ nâng đỡ thanh quản cũng góp phần đẩy lùi triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát. Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh được biết đến là giải pháp hàng đầu trong cải thiện viêm thanh quản hiện nay.

Tiêu Khiết Thanh chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt đã được dân gian sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh viêm đường hô hấp trên, trong đó có viêm thanh quản. Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II có viết: Cao rẻ quạt (còn gọi là xạ can) được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng. Thân rễ rẻ quạt được nghiên cứu lâm sàng trên nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ em và viêm họng, viêm thanh quản ở người lớn có kết quả điều trị tốt ở 85% bệnh nhân viêm họng, viêm thanh quản... Ngày nay, các nhà khoa học còn tìm thấy một số hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid trong rẻ quạt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tự nhiên. Bởi vậy, rẻ quạt có thể giúp giảm nhanh ho, đau họng, khàn tiếng do viêm thanh quản gây ra.

anh-hop-thuoc.png
Tiêu Khiết Thanh giúp giảm viêm thanh quản, phòng tránh tái phát.

Hơn nữa, rẻ quạt còn được kết hợp với các thành phần khác như: Bán biên liên, bồ công anh và sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp. Nhờ vậy, Tiêu Khiết Thanh vừa cải thiện các triệu chứng viêm thanh quản trước mắt, vừa phục hồi các niêm mạc bị tổn thương, phòng tránh tái phát.

Kể từ khi xuất hiện trên thị trường, Tiêu Khiết Thanh đã và đang được hàng ngàn khách hàng tin tưởng sử dụng để cải thiện viêm thanh quản, khàn tiếng, mất tiếng... Vì thế mà theo một cuộc khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm.

Tìm hiểu về các nguyên nhân gây viêm thanh quản sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đối phó và biết cách xử lý nếu không may gặp phải. Chăm sóc giọng nói thường xuyên, ăn uống khoa học và dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày để thanh quản luôn khỏe mạnh, không lo khàn tiếng nhé!

Chi tiết liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quảng cáo

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top