Nguyên nhân gây khàn giọng mất tiếng và cách đối phó hiệu quả

Khàn giọng mất tiếng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, nhất là những người làm nghề giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên… ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Vậy đâu là nguyên nhân gây khàn giọng mất tiếng? Cách đối phó với tình trạng này như thế nào?

Khàn giọng mất tiếng là gì?

Khàn giọng (khàn tiếng) là tình trạng giọng nói thay đổi, âm thanh không còn trong trẻo mà rè rè, khó nghe, thậm chí nói không ra tiếng. Khàn tiếng thường đi kèm biểu hiện ngứa, rát và đau ở cổ họng, nuốt nước bọt cũng cảm thấy vướng víu, khó chịu.

Khàn giọng, mất tiếng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục hoặc âm lượng lớn như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên… thì nguy cơ bị khàn giọng mất tiếng sẽ cao hơn.

Khàn giọng mất tiếng không chỉ gây hạn chế giao tiếp, làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Hơn thế, nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm có thể gây nên nhiều hậu quả tiêu cực tới sức khỏe.

Nguyên nhân gây khàn giọng mất tiếng

Khàn giọng, mất tiếng thường bắt nguồn từ các vấn đề ở dây thanh âm, viêm thanh quản và được coi là “bệnh nghề nghiệp” của những người nói to, nói nhiều thường xuyên. Nguyên nhân là bởi việc nói liên tục trong nhiều giờ, dây thanh âm phải hoạt động quá mức mà không được nghỉ ngơi, dẫn đến suy yếu, dễ bị tổn thương. Viêm nhiễm kéo dài khiến lớp niêm mạc phủ dây thanh dày lên, mất độ đàn hồi, hình thành hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, gây khàn tiếng, mất tiếng.

Ngoài ra, khàn giọng, mất tiếng cũng dễ xuất hiện hoặc trầm trọng hơn khi có sự tác động của một số yếu tố sau đây:

- Trào ngược dạ dày thực quản

- Hút thuốc lá, uống đồ có cồn và chứa caffeine.

- Dị ứng.

- Hít phải các chất độc hại: khói bụi, nấm mốc…

- Ho khan trong thời gian dài.

- Các vấn đề về tuyến giáp: Suy giáp, cường giáp…

- Những tình trạng thần kinh hoặc cơ làm suy yếu chức năng của thanh quản, ví dụ bệnh Parkinson, đột quỵ…

- Thay đổi hình dạng dây thanh do tuổi cao cũng có thể gây khàn tiếng kéo dài.

Khàn giọng mất tiếng thường bắt nguồn từ vấn đề ở dây thanh âm

Khàn giọng mất tiếng thường bắt nguồn từ vấn đề ở dây thanh âm

Các biên pháp khắc phục khàn giọng, mất tiếng

Khàn giọng, mất tiếng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt với những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói. Do đó, cần sớm có biện pháp khắc phục khàn giọng, mất tiếng hiệu quả.

Thông thường, khàn tiếng sẽ tự thuyên giảm sau 5-7 ngày nếu không có bất kỳ thương tổn nào đi kèm. Tuy nhiên, bởi không thể nói chuyện bình thường nên điều đó có thể cản trở cuộc sống của bạn. Lúc này, thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà chính là cách đơn giản nhất để chữa khàn tiếng, mất tiếng. Cụ thể:

- Cho giọng nói nghỉ ngơi: Tránh nói to, la hét, quát mắng hay nói thì thầm vì tất cả điều này đều làm căng dây thanh quản và khiến khàn tiếng nặng hơn.

- Uống nhiều nước: Nước giúp bôi trơn và làm ẩm niêm mạc họng, thanh quản, cũng như duy trì lượng chất nhầy cần thiết. Uống nước thường xuyên sẽ giúp bạn giảm đau và cải thiện khàn tiếng.

- Súc miệng bằng nước muối: Muối có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và giảm đau tại cổ họng. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp với giấm táo nhưng lưu ý không sử dụng nếu đang bị trào ngược dạ dày.

- Bổ sung các thực phẩm chống viêm: Tỏi, gừng, nghệ… là những gia vị có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên nên rất hiệu quả với tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Khi thấy giọng nói bị khàn đặc, bạn hãy ăn một vài tép tỏi sống hoặc uống nước gừng ấm, vừa giúp diệt khuẩn, vừa hỗ trợ cải thiện khàn tiếng một cách tự nhiên.

- Loại bỏ các tác nhân kích thích: Thức ăn cay nóng, rượu bia, caffeine, khói thuốc lá hay hắng giọng đều làm cơn đau họng và khàn tiếng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn hãy tránh xa những yếu tố này để giọng nói phục hồi nhanh hơn.

Đẩy lùi khàn giọng mất tiếng hiệu quả, an toàn nhờ giải pháp từ thảo dược

Bên cạnh các biện pháp trên, bạn có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược, nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh chứa thành phần chính là cao rẻ quạt.

Rẻ quạt là dược liệu quý đã được ông cha ta sử dụng từ lâu đời trong các bài thuốc trị khàn tiếng, mất tiếng. Y học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu và nhận thấy, rễ cùng thân cây rẻ quạt có chứa lượng lớn các hoạt chất kháng sinh, kháng viêm mạnh như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid.

Ngoài thành phần chính rẻ quạt, Tiêu Khiết Thanh còn kết hợp với các thảo dược quý khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tiêu viêm, giảm sưng. Từ đó, Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện nhanh khàn tiếng, mất tiếng; Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho thấy, có tới hơn 90% người sử dụng hài lòng về hiệu quả giảm khản tiếng, mất tiếng của Tiêu Khiết Thanh.

Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện khàn giọng mất tiếng hiệu quả

Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện khàn giọng mất tiếng hiệu quả

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khàn giọng mất tiếng, cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn. Nếu có bất kỳ băn khoăn về khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản, hãy liên hệ theo hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp và tư vấn chính xác nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top