Nguy cơ nhiễm độc từ mỹ phẩm

Sử dụng mỹ phẩm làm đẹp là một nhu cầu không thể thiếu đối với nhiều chị em. Tuy nhiên, có không ít người vì làm đẹp mà rước họa vào thân bởi trong thành phần mỹ phẩm có chứa corticoid, dẫn đến tình trạng nhiễm độc mỹ phẩm.
Nguy cơ nhiễm độc mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid

Nguy cơ nhiễm độc mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid

Theo BS Hoàng Tuấn Anh, nguyên chuyên viên Bộ Y tế, đã có nhiều cảnh báo về tác hại của corticoid trong việc bào mòn, làm mỏng da, giãn các mạch máu dưới da gây đỏ da; tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm không có uy tín, thương hiệu lại lạm dụng, coi đó như ưu thế để đưa corticoid vào sản phẩm của mình, nhằm đánh lừa người tiêu dùng với những tác dụng tức thời.

Chất này có thể được sử dụng trong các sản phẩm tẩy nám, làm trắng da của các hãng sản xuất nhỏ lẻ, hoặc chủ yếu là hàng trôi nổi. Đánh vào tâm lý chị em chỉ quan tâm đến tác dụng làm trắng mà ít khi chú ý đến thành phần hóa chất.

Thực tế, bất kỳ loại mỹ phẩm nào khi tiếp xúc với da, đều có nguy cơ gây dị ứng, nhưng việc lạm dụng các mỹ phẩm có chứa corticoid thậm chí còn để lại hậu quả lâu dài đối với da. Các triệu chứng đẹp da nhanh đã làm cho nhiều người ngộ nhận là sản phẩm tốt, nhanh tác dụng.

Thực chất corticoid là chất gây nghiện, làm teo da và cực kỳ có hại khi dùng không kiểm soát và dùng rộng rãi như mỹ phẩm. Nếu dùng lâu dài, corticoid sẽ gây nhiều biến chứng như nám da, phù nề, dị ứng da dẫn đến việc mang lại cho người dùng một làn da sần sùi.

Thậm chí sau khi ngừng sử dụng sản phẩm, người dùng còn phải đối mặt với hiệu ứng phản hồi corticoid (hiệu ứng rebound) như da đỏ, nóng, rát, kèm theo ngứa, sẩn đỏ dày đặc trên da, có thể có mụn nước hoặc đầu mủ li ti, da dày lên khô, đóng mày cứng và bong tróc, nhiều trường hợp có chảy nước vàng do tiết dịch vì những hạt li ti vỡ ra…

Do vậy, việc sử dụng chất này trong mỹ phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ phòng tránh nguy cơ nhiễm độc mỹ phẩm. Chị em khi bắt đầu sử dụng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào mới cũng nên đọc kỹ thành phần hóa học trên bao bì sản phẩm, nếu thấy có các từ như streroid, corticoid hay các chất thuộc nhóm này thì nên tránh ngay.

Việc sử dụng các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm có chứa corticoid nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ. Riêng mỹ phẩm chứa corticoid phải được dùng có kiểm soát theo toa của bác sĩ chứ không thể dùng như các loại mỹ phẩm thông thường khác.

An Lê

Theo Đời sống
Sự thật ít người biết về rắn cườm

Sự thật ít người biết về rắn cườm

Mặc dù không độc, nhưng rắn cườm thường bị nhầm lẫn với rắn lục cườm, một loài rắn thực sự độc hại. Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp "chết oan" khi con người lầm tưởng rằng rắn cườm cũng độc.
back to top