Nguy cơ mắc nhiều bệnh ở bệnh nhân gút

Cơn gút, hay còn gọi là cơn thống phong, thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, là hậu quả của sự kết tủa axit uric trong khớp. Bệnh nhân thường là nam giới, phụ nữ ít bị bệnh gút.

Ảnh minh họa.   

Tinh thể urat trong khớp

Ngày nay, người ta biết cơn gút là phản ứng của khớp do sự tích tụ các tinh thể urat trong khớp. Các tinh thể này luôn được tìm thấy trong dịch khớp bị sưng. Trong cơ thể bình thường, axit uric sẽ kết tủa dưới dạng tinh thể urat. Sự kết tủa của urat trong cơ thể tạo nên cơn đau như bệnh gút. Như vậy bệnh gút không phải là bệnh viêm nhiễm do vi trùng hay ký sinh trùng mà do chuyển hoá kém vì dinh dưỡng không hợp lý.

Sau 10-20 năm bị bệnh, các tinh thể urat kết tụ trong các mô, dưới da tạo nên chỗ sưng dưới da có màu trắng như ở vành tai, cùi chỏ, bàn tay, bàn chân. Nguy cơ bệnh gút thể hiện khi hàm lượng của axit uric trong máu lên đến 70mg/l và tăng dần theo sự tăng của hàm lượng này.

Sự kết hợp của nhiều bệnh

Người bệnh gút thường mắc các bệnh khác như hội chứng chuyển hoá, bệnh thận mạn tính, tăng huyết áp, bệnh tim mạch làm gia tăng nguy cơ tử vong. Gút có thể là nguyên nhân các bệnh lý kèm theo này. Kiểm soát bệnh gút cần phải tính đến điều trị các bệnh này.

Người ta đã xác định gút là yếu tố nguy cơ tim mạch. Tăng axit uric máu là yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập. Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng lên ở bệnh nhân gút. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân gút dao động từ 50-85%. Có mối liên quan giữa nồng độ axit uric máu và tăng triglyceride máu.

Ngoài ra ở nhóm bệnh nhân tăng lipid máu thường thấy gia tăng số đợt gút cấp. Nhóm bệnh nhân gút có tăng lipid máu thì có nồng độ axit  uric máu cao hơn và có số khớp viêm cao hơn so với nhóm không tăng lipid máu.

3 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh gút

Gút nguyên phát có nguyên nhân chưa rõ ràng, có tính chất gia đình, thường khởi phát sau một bữa ăn uống thực phẩm có chứa nhiều purin như gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm. Gặp 95% ở nam giới. Gút thứ phát do tăng sản xuất axit uric, giảm đào thải axit uric hoặc cả hai như suy thận mạn, các bệnh về máu (bệnh bạch cầu cấp), do thuốc .

Có hơn 20 loại thuốc gây gút thứ phát bao gồm thuốc lợi tiểu (thiazid, furosemid, acetazolamid) corticoid, aspirin, thuốc chống lao (pyrazinamid, ethambutol), thuốc chữa ung thư (cyclosporin). Gút do các bất thường về enzyme như di truyền. Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì, hội chứng chuyển hoá, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.

Người bệnh gút cần hạn chế ăn thịt đỏ, kiêng phủ tạng, hải sản. Nên ăn nhiều rau, dùng đạm thực vật, giảm calo nếu béo phì, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý. Không uống rượu bia và kiêng các chất kích thích như ớt, cà phê. Người bệnh nên uống nhiều nước, khoảng 2-4l/ngày, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14 0/00, nước sắc lá sake.

Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu. Nên tập vận động hàng ngày, tránh béo phì, gắng sức, căng thẳng và lạnh đột ngột. Với người có tuổi nên kiểm soát các bệnh lý đi kèm như  cao huyết áp, rối loạn lipid máu, đái đường.

BS Ngô Văn Tuấn (Phòng khám đa khoa Lý Nam Đế, Huế)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top