Người trẻ cũng bị bệnh Parkinson 

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa hệ thần kinh tiến triển thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng cũng có đến 10% trường hợp người bệnh khởi phát dưới tuổi 40. 

Không điều trị có nguy cơ tàn phế

Diễn tiến bệnh ngày càng nặng dần với các dấu hiệu thường gặp là run lúc nghỉ, chậm cử động và đơ cứng, gây khó khăn cho các hoạt động sống hằng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 - 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Trên thế giới có khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh Parkinson. Việt Nam hiện có khoảng 85.000 người mắc bệnh này. Theo số liệu từ Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho thấy, số lượng người bệnh Parkinson đến khám và điều trị có xung hướng tăng nhanh, từ tháng 9/2018 đến nay có tới gần 2.700 trường hợp người bệnh đang được theo dõi và điều trị trên tổng số 8.000 lượt người bệnh đến khám. 

TS.BS Trần Ngọc Tài, Phó trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị rối loạn vận động, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đang tư vấn cho người bệnh.

TS.BS Trần Ngọc Tài, Phó trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị rối loạn vận động, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đang tư vấn cho người bệnh.

TS.BS Trần Ngọc Tài, Phó trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị rối loạn vận động, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết: “Người bệnh Parkinson ở giai đoạn nặng có thể gặp phải một số biến chứng như sa sút trí tuệ, sụt cân, suy kiệt, nhiễm trùng phổi, đường tiểu; hay té ngã gây chấn thương, gãy xương, đặc biệt là cổ xương đùi ở người lớn tuổi. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các biến chứng do điều trị thuốc như dao động vận động, loạn động…”.

Theo TS.BS Trần Ngọc Tài, dao động vận động ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống người bệnh, làm giảm khả năng vận động và tương tác xã hội, gây trở ngại cho các hoạt động sống hàng ngày. Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa lành cũng như làm chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh, từ đó giúp người bệnh Parkinson có chất lượng sống tốt hơn.

Bệnh nặng hơn do dùng thuốc… không chuẩn

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM vừa tiếp nhận điều trị cho chị N.T.K.O. (9 tuổi, ngụ tại Đồng Nai), được chẩn đoán bị bệnh Parkinson từ 2 năm về trước. Ban đầu, chị O. bị run tay phải, cử động chậm chạp và mất khả năng ngửi mùi. Khám bệnh tại địa phương, chị được chỉ định điều trị bằng thuốc levodopa. Sau 1 năm, chị O. xuất hiện biến chứng vận động do sử dụng thuốc, bị loạn động và dao động vận động. Sau đó, chị được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM để đánh giá và điều chỉnh lại thuốc điều trị. Bác sĩ đã tiến hành khám và đề nghị người bệnh giảm liều thuốc levodopa, thêm thuốc đồng vận dopamine và trihexyphenidyl. Sau khi điều chỉnh thuốc, tình trạng người bệnh ngày càng ổn định, không bị tác dụng phụ mà vẫn đạt hiệu quả điều trị tốt.

Một trường hợp khác, người bệnh tên N.V.M. (66 tuổi, ngụ tại Hà Nội) đã chẩn đoán mắc bệnh Parkinson cách đây 7 năm và được bệnh viện địa phương chỉ định điều trị bằng thuốc. Sau 1 thời gian ông M. bị biến chứng dao động vận động, ngoài ra còn bị tác dụng phụ do thuốc như thường xuyên la hét vô cớ, xuất hiện các ảo giác, hoang tưởng ghen tuông. Ông M. đến khám tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM và được bác sĩ khám cũng như tư vấn thực hiện phẫu thuật kích thích não sâu. Sau phẫu thuật, người bệnh được điều chỉnh thuốc và điều chỉnh máy kích thích não sâu. Kết quả sau 3 tháng điều trị, người bệnh hết tình trạng ảo giác, hoang tưởng và dao động vận động. Hiện người bệnh có thể tự sinh hoạt tốt.

TS.BS Trần Ngọc Tài cho biết thêm, người bệnh Parkinson khi biết mình bị bệnh mạn tính, tiến triển và không chữa khỏi thì hay có cảm giác lo lắng, sợ hãi, bi quan. Tuy nhiên, khi được theo dõi vào điều trị tốt, nhiều người bệnh Parkinson vẫn có triệu chứng rất nhẹ và có thể tiếp tục làm công việc hiện tại của mình trong nhiều năm. 

TS.BS Trần Ngọc Tài chia sẻ: “Có thể nhận biết sớm bệnh Parkinson thông qua 4 triệu chứng chính như run khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm, rối loạn dáng đi và mất ổn định tư thế. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như chữ viết khó khăn, nhỏ dần; giọng nói thay đổi; thường xuyên bị táo bón, chảy nước dãi; tiểu gấp; giảm ham muốn tình dục, mất ngủ…”.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson, người dân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh Parkinson nên giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. 

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top