Người tiêm đủ liều văcxin Covid-19 từ TPHCM về tự theo dõi sức khoẻ tại nhà

Bộ Y tế đề nghị UBND TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An phối hợp chặt chẽ UBND các tỉnh, thành phố khác để quản lý người về đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định. Chỉ cách ly tập trung những người chưa tiêm văcxin
nguoi-ve-tu-vung-dich.jpg
Người tiêm đủ liều vaccine COVID-19 từ vùng dịch về tự theo dõi sức khoẻ tại nhà

Bộ Y tế đã có hướng dẫn Về việc cách ly đối với người về từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An:

Những người đã tiêm đủ liều văcxin Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều văcxin); người đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19): Tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương.

Người dân phải thực hiện thông điệp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, họ cần báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

Những người tiêm chưa đủ liều văcxin phòng Covid-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng): Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Những trường hợp này luôn phải thực hiện thông điệp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày đầu tiên và thứ 7 kể từ thời điểm về địa phương.

Những người chưa tiêm văcxin phòng Covid-19: Cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày đầu tiên và thứ 7, 14 kể từ thời điểm về địa phương.

Với những người đã tiêm văcxin hoặc khỏi bệnh tại nước ngoài: Việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, khỏi bệnh hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Bộ Y tế nêu rõ căn cứ tình hình dịch và điều kiện thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, tạo điều kiện tối đa cho người dân, đồng thời không tạo áp lực, quá tải và có nguy cơ gây lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly tập trung.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top