Người Mỹ chưa bao giờ mắc nợ nhiều như vậy

Người Mỹ đang phải vật lộn với nợ tín dụng tăng kỷ lục, khi giá nhà và ô tô liên tục tăng, cộng với sự đứt gãy chuỗi cung ứng... khiến các mặt hàng trở nên đắt đỏ.

Theo số liệu từ Ngân hàng dự trữ trung ương Mỹ (FED), từ tháng 7 đến tháng 9, nợ hộ gia đình của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục mới là 15,24 nghìn tỷ USD.

So với số liệu quý 2/2021 con số này đã tăng 1,9%, tương đương 286 tỷ USD

Khi cơn sốt từ các gói kích thích từ chính phủ qua đi, người tiêu dùng đang quay trở lại cách chi tiêu cũ bằng thẻ tín dụng của họ. Số dư thẻ tín dụng tăng 17 tỷ USD, bằng với số liệu của quý 2. Nhưng chúng vẫn thấp hơn 123 tỷ USD so với cuối năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.

Các khoản thế chấp, là thành phần lớn nhất của nợ hộ gia đình, đã tăng 230 tỷ USD trong quý trước, và đạt tổng cộng 10,67 nghìn tỷ USD.

Các khoản cho vay mua ô tô và dư nợ cho sinh viên cũng tăng lên, lần lượt tăng 28 tỷ USD và 14 tỷ USD.

Mặc dù nợ thẻ tín dụng vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch, nhưng tổng số nợ đã cao hơn 1,1 nghìn tỷ USD so với cuối năm 2019.

Người Mỹ đang chi tiêu nhiều vào lúc này. Phần lớn lời giải thích của các nhà kinh tế là "bởi vì họ có thể".

Với sự phục hồi của thị trường lao động và tình trạng thiếu công nhân khiến tiền lương tăng lên, ví của mọi người đang đầy dần trước kỳ nghỉ lễ. Đó là một điều tốt, bởi vì mọi thứ ngày càng đắt đỏ.

Lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều năm do sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm tăng chi phí vận chuyển và nguyên vật liệu. Đồng thời, nhu cầu của người tiêu dùng cũng đang tăng vọt.

Các dữ liệu lạm phát mới nhất cho thấy giá nhà sản xuất đưa ra đã tăng 0,6% trong tháng 10, điều chỉnh cho biến động theo mùa, hay 8,6% so với 12 tháng trước. Phần lớn sự gia tăng là do chi phí năng lượng cao hơn.

Khi loại bỏ giá tăng do năng lượng và thực phẩm, cũng như dịch vụ thương mại, chỉ số giá sản xuất đã tăng 0,4% được điều chỉnh theo mùa vào tháng trước, tương đương 6,2% trong khoảng thời gian 12 tháng.

Chỉ số giá theo dõi nhu cầu trung gian - đó là hàng hóa và dịch vụ bán cho các doanh nghiệp - đối với hàng hóa chế biến đã tăng 2,1%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 5, chủ yếu là do chi phí năng lượng cao hơn.

Trong khoảng thời gian 12 tháng chỉ số này đã tăng 25,4%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 năm 1975.

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
BAC A BANK chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động - Kiosk Banking tại Hà Nội

BAC A BANK chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động - Kiosk Banking tại Hà Nội

Từ ngày 21/7/2022, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức vận hành Kiosk Banking - mô hình giao dịch ngân hàng tự động đầu tiên tại số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, TP Hà Nội, cho phép khách hàng chủ động thao tác, trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng mà không cần trực tiếp giao dịch tại quầy.
Bà Ngô Thu Hà sẽ đảm nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB từ ngày 20/7/2022.

SHB bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc

Ngày 2007, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc. Việc bổ nhiệm nằm trong lộ trình kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng chiến lược trung dài hạn của SHB trong thời gian tới.
back to top