Người mắc đái tháo đường không nên ăn nhiều mỳ tôm

(khoahocdoisong.vn) - Mỳ tôm chứa nhiều chất bột đường, được chế biến sẵn nên tiện lợi. Tuy nhiên, người cao tuổi, người mắc bệnh nền như tiểu đường không nên ăn nhiều mỳ tôm, thay vào đó nên ăn cơm gạo lứt, các loại khoai củ nấu súp, canh đều có thể cung cấp chất bột đường, vừa đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, thay đổi khẩu vị mà lại tốt cho bệnh.

Hỏi: Ông cụ nhà tôi bị đái tháo đường 7 năm. Cụ rất hay ăn mỳ tôm, khi nào lười nấu cơm hoặc nhà đi vắng hết là cụ lôi mỳ tôm ra ăn, như vậy có ảnh hưởng đến bệnh không?

Lê Thị Hà (Đống Đa, Hà Nội)

Lương y Thu Hằng, Phùng Khoang, Hà Nội: Mỳ tôm chứa nhiều chất bột đường, được chế biến sẵn nên tiện lợi. Tuy nhiên, người cao tuổi, người mắc bệnh nền như đái tháo đường không nên ăn nhiều mỳ tôm, thay vào đó nên ăn cơm gạo lứt, các loại khoai củ nấu súp, canh đều có thể cung cấp chất bột đường, vừa đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, thay đổi khẩu vị mà lại tốt cho bệnh.

Nếu cụ đã có thói quen ăn mỳ tôm, có thể hướng dẫn cụ đổi cách chế biến để giảm chỉ số đường huyết của mì tôm như cho thêm vào mỳ 1 nắm rau như cải xanh, cải ngồng, giá đỗ; 30g thịt bò hoặc lợn sẽ làm cho bữa ăn với mì tôm có chỉ số đường huyết thấp hơn và cân đối về các chất dinh dưỡng hơn.

Theo Đời sống
back to top