Người mắc bệnh cột sống cần lưu ý

(khoahocdoisong.vn) - Thoái hóa cột sống được coi là bệnh nan y. Tại Việt Nam, có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh lý xương khớp trong đó thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ tương đối lớn.

Ai cũng có thể mắc thoái hóa cột sống

Theo các nghiên cứu, cứ 5 người có 4 người mắc chứng đau cột sống ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ thì chỉ đau lưng, đau cổ; vừa thì xuất hiện những cơn đau cấp tính, đau không di chuyển, ăn ngủ được; nặng thì tê bì, yếu chân tay, tiểu tiện không tự chủ.

Thoái hóa cột sống được chứng minh rằng sẽ tiến triển nặng dần theo tuổi và khi có sự tác động của một số yếu tố nguy cơ như mang vác quá nặng, tập luyện quá sức hoặc không đúng tư thế …Tuổi càng cao càng dễ bị các cơn đau lưng hành hạ có thể do thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa hoặc gai đốt sống. Người trẻ hoặc trung tuổi thường do lão hóa và trượt đĩa đệm.

Ở giai đoạn đầu, khi các cơn đau ít hoặc mới ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nếu bệnh chuyển nặng, các cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tiếp nhiều ngày, bệnh nhân có thể điều trị thoái hóa cột sống theo triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ..., kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm theo chỉ định của bác sĩ. Cũng có thể phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng bằng cách hạn chế các tác động cơ giới quá mức lên cột sống.

Đối tượng bị bệnh gõ cửa sớm

Thoái hóa cột sống là quy luật tự nhiên, ít ai có thể tránh khỏi. Càng về già cột sống càng dễ lão hóa, tình trạng này thường xuất hiện khi bắt đầu bước qua độ tuổi 30. Tùy từng cá nhân và điều kiện sống mà bệnh thoái hóa đến sớm hay muộn. Nếu ăn uống thiếu chất, thiếu hụt canxi, thiếu hụt glucosamine- thành phần chính để sản sinh ra sụn khớp, các thành phần giúp bôi trơn đốt sống, cơ thể nhức mỏi, bệnh thoái hóa đến sớm. Một số người gặp phải chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động làm cho hệ xương yếu đi, dễ dẫn đến thoái hóa. Thoái hóa cột sống có thể do di truyền. Các tổn thương bẩm sinh khiến nhiều người bị gù hay bị vẹo cột sống gây ra sự thay đổi diện tích khiến cho cột sống bị chèn ép, gây bệnh. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…cũng dễ thoái hóa cột sống.

Một người mắc thoái hóa cột sống thường chịu những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng cột sống lưng, kéo dài từ 1- 2 ngày rồi thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu kèm theo khác như đau đốt sống lưng, có khi đau kéo dài nhiều tuần, cơn đau thường có xu hướng lan sang các vùng xung quanh, đặc biệt là hông và chân. Người bệnh mất dần đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống, vì vậy khi vặn mình, cúi người thường đau tăng. Các cơn đau không xảy ra liên tục, thường kéo dài thành nhiều đợt khác nhau. Nếu hoạt động các khớp cơ nhiều, ngồi nhiều, đau lưng tái phát. Đau lưng là triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp. Người bệnh cảm nhận được cơn đau dọc theo xương sườn khi rễ dây thần kinh bị chèn ép. Đau tăng khi thay đổi tư thế hay di chuyển, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày.

Khi mắc bệnh cột sống gây đau lưng, đi lại, cúi ngửa khó khăn tốt nhất nên nằm nghỉ, thư giãn. Khi nằm thỉnh thoảng đảo người để máu lưu thông. Nếu có điều kiện có thể chườm nóng và xoa bóp. Bên cạnh các biện pháp luyện tập nên tăng cường dinh dưỡng cho các đốt sống bằng các loại thuốc giúp tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng đến các đốt sống. Thường xuyên bổ sung canxi, magie, glycin và vitamin... để phục hồi và tăng cường độ chắc khỏe của xương, làm chậm quá trình lão hóa.

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống ở những người lao động chân tay, không nên cúi lưng nhấc vật nặng hoặc mang vác quá sức, điều chỉnh tư thế đúng khi sinh hoạt, tránh các tổn thương cột sống. Với những người ngồi nhiều, khoảng một tiếng đứng dậy đi lại một lần, không ngồi làm việc bên máy tính thời gian dài. Nên tập thể dục đều đặn làm tăng lưu lượng máu và oxy đến các vùng trên xương sống, hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng thiết yếu giúp duy trì tính linh hoạt của cột sống. Các bài tập như đi bộ, bơi lội, gym, yoga đều kích thích cột sống và ngăn ngừa sự thoái hóa. Thoái hóa nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

BS. Lê Văn Tuấn (Phòng khám Giải Phóng, HN)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top