Người đái tháo đường “né” Covid-19 thế nào?

(khoahocdoisong.vn) - Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nếu bị nhiễm Covid-19 thì sẽ có nguy cơ diễn tiến nặng hơn so với người không bị ĐTĐ. Nguyên nhân là do người ĐTĐ nếu không được kiểm soát đường huyết tốt thì có thể đã xuất hiện nhiều biến chứng, sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm.

Người bệnh ĐTĐ nếu mắc Covid-19 thì sẽ có tiên lượng nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn so với người không bị Covid-19. Tỷ lệ tử vong ở người mắc Covid-19 có ĐTĐ tăng gấp 3 lần so với người không bị ĐTĐ.

Bên cạnh việc gia tăng tỷ lệ tử vong, giãn cách xã hội do Covid-19 còn có thể khiến người bệnh ĐTĐ: Không thể đến khám bệnh, dẫn đến bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị; Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, các biến chứng thì không dám đến bệnh viện khám bệnh; Chế độ dinh dưỡng thay đổi và ít hoạt động thể lực hơn. 

TS.BS Trần Minh Triết, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đang tư vấn cho người bệnh.

TS.BS Trần Minh Triết, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đang tư vấn cho người bệnh.

Từ đó làm cho đường huyết tăng cao, khó kiểm soát và tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng liên quan đến ĐTĐ. Một số trường hợp người bệnh tự ngưng thuốc quá lâu dẫn đến hôn mê tăng đường huyết phải nhập viện cấp cứu, hoặc một số trường hợp xuất hiện các biến chứng nhưng không dám đến bệnh viện khám và cố gắng chịu đựng, cho đến khi vào viện thì tình trạng đã rất nặng nề, đe dọa tính mạng.

Người bệnh ĐTĐ cần tuân thủ 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Duy trì sử dụng thuốc điều độ, không được tư ý ngưng thuốc; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý; Phái báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến khám tại cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, các biến chứng…

Người bệnh ĐTĐ được khuyến cáo phải tiêm văcxin Covid-19. Vì tiêm văcxin Covid-19 sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu bị nhiễm thì sẽ giảm nguy cơ diễn tiến nặng hơn cho người bệnh đái tháo đường.

TS.BS Trần Minh Triết (Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top