Người có bệnh huyết áp không nên bấm huyệt giảm cân

Bấm huyệt giảm cân đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Bởi lẽ theo họ, phương pháp này an toàn, dễ thực hiện, không cần khem nhiều.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bấm huyệt giảm cân chỉ nên giảm từ từ và nếu có bệnh lý huyết áp, tim mạch thì không được áp dụng dễ gây tai biến.

Nên lựa chọn thầy thuốc uy tín để bấm huyệt.

Mỗi tháng chỉ nên giảm 1-1,5kg

Chị Nguyễn Thị Hà, Đội Cấn, Hà Nội, có trọng lượng 92kg, sau 12 buổi bấm huyệt tại spa đã giảm 11 kg. Nếu nhìn con số này, thì không ít người có vòng eo to đã vui mừng.

Thế nhưng, việc giảm eo một cách nhanh chóng và kỹ thuật bấm huyệt như thế nào là an toàn cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết, kể cả các chuyên gia thẩm mỹ.

TS Lê Thị Thanh Nhạn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, bấm huyệt giảm cân là nguồn gốc từ Trung Quốc,  và xuất hiện ở Việt Nam hơn chục năm nay.

Nó có hiệu quả, nhưng phái biết cách bấm và kết hợp với chế độ ăn uống. Theo đông y thì “thận chủ vì khí” béo phì là do dư thừa chất đạm, khí không thông, cơ thể không chuyển hóa được hết chất đạm, tích tụ lại sinh béo.

Bấm huyệt giảm cân, sẽ phải tác động khoảng 36-39 huyệt trên lưng và tứ chi. Chủ yếu tác động vào huyệt thận du (lưng) và huyệt tâm du (lưng).

Mỗi đợt điều trị nên khoảng 3 tháng, chia làm 3 đợt, mỗi đợt khoảng 20 ngày và nghỉ 10 ngày để cho bệnh nhân có thời gian đàn hồi và đỡ mệt.

Mỗi tháng chỉ nên giảm từ 1-1,5kg sẽ tốt hơn, người đỡ mệt mỏi, không sốc, giảm cân nhanh như các trung tâm rất nguy hiểm, không hề khoa học, ngược lại giảm nhanh thì có khả năng dễ béo trở lại sau thời gian kết thúc cuộc điều trị.

Đặc biệt, những người tim mạch, huyết áp, nghiện rượu bia không nên dùng phương pháp này dễ gây tai biến.

4 huyệt hay dùng

BS Ngô Quang Thái, nguyên cán bộ Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn cho hay, day bấm huyệt vị châm cứu là một trong các phương pháp để phòng chống tình trạng béo phì do dư thừa mỡ trong cơ thể.

Quan trọng là lựa chọn huyệt vị nào và day bấm ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất. Có 4 huyệt vị thường dùng nhất là huyệt lương khâu.

Vị trí: Co duỗi khớp gối để tìm khe giữa gân cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài của cơ tứ đầu đùi, huyệt ở góc trên ngoài xương bánh chè.

Thứ 2 là huyệt công tôn. Vị trí: Ở chỗ lõm, nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân 1. Trên đường tiếp giáp da gan chân – mu chân, ở bờ trong bàn chân.

Từ đỉnh cao nhất của xương mu bàn chân kéo xuống ngay dưới lõm xương.

Thứ 3 là huyệt quan nguyên. Vị trí: Là điểm giao nhau giữa 3/5 trên và 2/5 dưới của đường nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu.

Huyệt thứ 4 là huyệt túc tam lý. Vị trí: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.

Phạm Hằng

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top