Người chỉ huy các y bác sĩ vòng trong chống dịch

Cởi bỏ bộ đồ bảo hộ, BS Nguyễn Trung Cấp bước ra từ khu chăm sóc bệnh nhân Covid-19, đứng im một lúc ở hành lang, mắt trũng xuống.

<div> <p>Khoa Cấp cứu l&uacute;c giữa trưa 26/3 thưa vắng chỉ&nbsp;c&oacute; l&aacute;c đ&aacute;c nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế đi dọn dẹp. Dọc h&agrave;nh lang, độ chục m&eacute;t lại c&oacute; biển cảnh b&aacute;o khu vực c&aacute;ch ly. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương l&agrave; tuyến cuối, tiếp nhận c&aacute;c bệnh nh&acirc;n nặng nhất về bệnh truyền nhiễm, đang l&agrave; trọng điểm điều trị bệnh nh&acirc;n Covid-19 ở miền Bắc.&nbsp;</p> <p>Nheo đ&ocirc;i&nbsp;mắt thiếu ngủ,&nbsp;anh chia sẻ: &quot;Trước, khi n&agrave;o&nbsp;căng thẳng&nbsp;th&igrave; đi quanh bệnh viện, giờ chỉ loanh quanh khoa m&igrave;nh th&ocirc;i&quot;.</p> <p>Mọi nhu cầu sinh hoạt bệnh viện đều đảm bảo đầy đủ, &quot;nhưng tất nhi&ecirc;n kh&ocirc;ng thể c&oacute; nhịp sống b&igrave;nh thường như ở nh&agrave;,&nbsp;m&igrave;nh&nbsp;phải cố gắng. Việc mất ngủ hay thiếu ngủ th&igrave; mọi người quen hết rồi&quot;, b&aacute;c sĩ 50 tuổi, n&oacute;i.</p> <p>Từ&nbsp;khi c&oacute; dịch bệnh, hết đợt&nbsp;đầu ti&ecirc;n ng&agrave;y 31/1,&nbsp;b&aacute;c sĩ Cấp về nh&agrave; được một tuần, sau&nbsp;đ&oacute;&nbsp;quay lại viện từ đầu đợt thứ hai. Anh l&agrave;m việc c&ugrave;ng với 150 y b&aacute;c sĩ ở tuyến trong, s&aacute;t với bệnh nh&acirc;n.&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" data-widget="obj"> <tbody> <tr> <td><img alt="Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Phạm Quý" data-natural-h="534" data-natural-width="749" data-pwidth="680" data-was-processed="true" data-width="749" src="https://i-suckhoe.vnecdn.net/2020/03/25/2i7a9221-14434887-2-jpg-158512-4940-9646-1585128360.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>B&aacute;c sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh:&nbsp;<em>Phạm Qu&yacute;</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bệnh viện c&oacute; c&aacute;c khoa ph&acirc;n ra tr&ecirc;n 7 tầng nh&agrave;. Khoa Cấp cứu&nbsp;kh&aacute;m, s&agrave;ng lọc v&agrave; tiếp nhận những ca bệnh mới v&agrave;o, điều trị&nbsp;bệnh nh&acirc;n nặng.&nbsp;Khoa Hồi sức&nbsp;t&iacute;ch cực điều trị ca Covid-19 nguy kịch. Một số khu kh&aacute;c&nbsp;d&agrave;nh cho những bệnh nh&acirc;n khẳng định nhiễm, số c&ograve;n lại cho những bệnh nh&acirc;n nghi ngờ.&nbsp;</p> <p>&quot;Bệnh nh&acirc;n sẽ được lu&acirc;n chuyển li&ecirc;n tục&quot;, anh n&oacute;i. &quot;Những người khẳng định dương t&iacute;nh sẽ&nbsp;chuyển sang khu khẳng định, những người nghi ngờ &acirc;m t&iacute;nh sẽ chuyển về bệnh viện địa phương. Bệnh nh&acirc;n nặng th&igrave; xuống khoa Cấp cứu, nặng hơn nữa sẽ chuyển đến Hồi sức t&iacute;ch cực&quot;.</p> <p>Giai đoạn một bệnh viện chỉ c&oacute; 5 bệnh nh&acirc;n người Vĩnh Ph&uacute;c, sang giai đoạn 2&nbsp;c&oacute; gần 50 bệnh nh&acirc;n,&nbsp;gấp 10 lần, phạm vi điều trị mở rộng ra, đến nhiều khoa hơn.</p> <p>&quot;Hơn nữa, đợt một kh&ocirc;ng c&oacute; ca bệnh nặng. C&ograve;n đợt hai, bệnh viện&nbsp;phải huy động nhiều nh&acirc;n lực&quot;, b&aacute;c sĩ cho biết.&nbsp;Bệnh viện c&oacute; tổng cộng khoảng 350 y b&aacute;c sĩ th&igrave; 150 người được điều động v&agrave;o&nbsp;tuyến trong. Trong đ&oacute; c&oacute; hai&nbsp;b&aacute;c sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai sang hỗ trợ.</p> <p>B&aacute;c sĩ Cấp sắp xếp, l&ecirc;n&nbsp;kế hoạch&nbsp;l&agrave;m việc cho c&aacute;c y b&aacute;c sĩ khoa Cấp cứu. C&oacute; 4 k&iacute;p l&agrave;m chia ra 3 ca một ng&agrave;y. B&aacute;c sĩ l&agrave;m ca s&aacute;ng, ca chiều sẽ được nghỉ ca tối, rồi s&aacute;ng h&ocirc;m sau lại l&agrave;m tiếp, anh cho biết.</p> <p>Ph&aacute;c đồ điều trị của Việt Nam xuất ph&aacute;t từ nghi&ecirc;n cứu của Trung Quốc cũng như những kinh nghiệm của thầy thuốc đ&uacute;c kết qua nhiều năm v&agrave; được cập nhật thường xuy&ecirc;n. Điều trị cho v&agrave;i chục bệnh nh&acirc;n, đến v&agrave;i trăm, v&agrave;i ngh&igrave;n bệnh nh&acirc;n, ph&aacute;c đồ lu&ocirc;n c&oacute; những điểm mới.</p> <p>Bệnh nh&acirc;n dương t&iacute;nh nCoV ở Việt Nam chủ yếu được điều trị bằng thuốc, điều trị theo triệu chứng.&nbsp;Với c&aacute;c bệnh nh&acirc;n c&oacute; bệnh l&yacute; nền, t&igrave;nh trạng&nbsp;suy h&ocirc; hấp, tổn thương phổi nặng, sẽ được thở m&aacute;y, lọc m&aacute;u...&nbsp;t&ugrave;y t&igrave;nh trạng, nặng hơn th&igrave; c&aacute;c b&aacute;c sĩ quyết định can thiệp bằng hệ thống tuần ho&agrave;n oxy ngo&agrave;i cơ thể (ECMO).</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" data-widget="obj"> <tbody> <tr> <td><img alt="Bác sĩ Cấp trong bộ đồ bảo hộ màu xanh (ngoài cùng bên trái), đi thăm các bệnh nhân Covid-19 tại Khoa Cấp cứu chiều 24/3. Ảnh: Ngọc Thành" data-natural-h="485" data-natural-width="750" data-pwidth="680" data-was-processed="true" data-width="750" src="https://i-suckhoe.vnecdn.net/2020/03/25/pham0654-jpg-1585126056-7660-1585128360.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>B&aacute;c sĩ Cấp trong bộ đồ bảo hộ (tr&aacute;i), đi thăm c&aacute;c bệnh nh&acirc;n Covid-19 tại Khoa Cấp cứu chiều 24/3. Ảnh:&nbsp;<em>Ngọc Th&agrave;nh</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Khi biết tin&nbsp;một&nbsp;đồng nghiệp tại bệnh viện&nbsp;bị l&acirc;y nhiễm,&nbsp;l&agrave; &quot;bệnh nh&acirc;n 116&quot;, b&aacute;c sĩ Cấp v&agrave; đồng nghiệp kh&ocirc;ng khỏi lo lắng, d&ugrave; anh luyện tinh thần &quot;vững như th&eacute;p&quot; qua nhiều vụ dịch.&nbsp;</p> <p>&quot;Thật ra ch&uacute;ng t&ocirc;i lo lắng, nhắc nhau kh&ocirc;ng chủ quan&nbsp;từ khi c&aacute;c b&aacute;c sĩ b&ecirc;n Trung Quốc nhiễm bệnh.&nbsp;Kh&ocirc;ng quan trọng l&agrave; trong nước hay ngo&agrave;i nước, bởi d&ugrave; ở Trung Quốc hay c&aacute;c nước kh&aacute;c th&igrave; họ vẫn l&agrave; con người với nhau. Đồng nghiệp bị nhiễm bệnh l&agrave; nguy cơ lớn đối với nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế&quot;, anh n&oacute;i.&nbsp;</p> <p>T&igrave;nh h&igrave;nh sức khỏe hiện tại của b&aacute;c sĩ bị l&acirc;y nhiễm&nbsp;ổn định, c&oacute; sốt, kh&ocirc;ng&nbsp;ho, ti&ecirc;n lượng&nbsp;ổn. Những người tiếp x&uacute;c gần với bệnh nh&acirc;n đều c&oacute; kết quả x&eacute;t nghiệm &acirc;m t&iacute;nh lần 1, vẫn tiếp tục phải&nbsp;c&aacute;ch ly.&nbsp;</p> <p>Ngay từ khi c&oacute; dịch, mức cảnh b&aacute;o của bệnh viện lu&ocirc;n ở mức tối đa, kh&ocirc;ng thể n&acirc;ng th&ecirc;m được nữa.</p> <p>&quot;Nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế nhiễm bệnh l&agrave; chuyện kh&ocirc;ng may&quot;, hơi c&uacute;i mặt xuống, anh bộc bạch. &quot;D&ugrave; rằng m&igrave;nh c&oacute; thực hiện nghi&ecirc;m chuẩn chỉnh đến đ&acirc;u th&igrave; sơ suất&nbsp;vẫn c&oacute; thể xảy ra&quot;.</p> <p>Song, kh&ocirc;ng v&igrave; thế m&agrave; anh nản l&ograve;ng. B&aacute;c sĩ Cấp truyền niềm tin đến đồng nghiệp v&agrave; nh&acirc;n vi&ecirc;n cấp dưới&nbsp;rằng&nbsp;c&agrave;ng phải cẩn trọng v&agrave; vững tin hơn nữa.&nbsp;Với anh, hiện giờ lượng c&ocirc;ng việc như vậy chưa phải qu&aacute; tải. Nhưng nếu số bệnh nh&acirc;n Covid-19 đ&ocirc;ng hơn, b&aacute;c sĩ chưa d&aacute;m n&oacute;i.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" data-widget="obj"> <tbody> <tr> <td><img alt="Bác sĩ Cấp cùng các đồng nghiệp họp trực tuyến với thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ngày 24/3. Ảnh: Ngọc Thành" data-natural-h="490" data-natural-width="750" data-pwidth="680" data-was-processed="true" data-width="750" src="https://i-suckhoe.vnecdn.net/2020/03/25/pham0047-2-jpg-1585126691-4356-1585128360.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>B&aacute;c sĩ Cấp c&ugrave;ng c&aacute;c đồng nghiệp họp trực tuyến với thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ng&agrave;y 24/3. Ảnh:&nbsp;<em>Ngọc Th&agrave;nh</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bốn ph&iacute;a h&agrave;nh lang l&aacute;c đ&aacute;c người. B&aacute;c sĩ Cấp lặng lẽ bước v&agrave;o b&ecirc;n trong. C&aacute;c y b&aacute;c sĩ kh&ocirc;ng chỉ hạn chế tiếp x&uacute;c với cộng đồng, m&agrave; c&ograve;n hạn chế tiếp x&uacute;c với nhau.&nbsp;</p> <p>Được nhắc chuyện gần hai th&aacute;ng chưa về nh&agrave;, b&aacute;c sĩ Cấp chỉ cười x&ograve;a. &quot;Với ch&uacute;ng t&ocirc;i, c&oacute; lẽ b&acirc;y giờ chỉ c&oacute; c&ocirc;ng việc. C&ograve;n gia đ&igrave;nh, d&ugrave; nhớ, t&ocirc;i vẫn phải tập trung to&agrave;n lực v&agrave; t&acirc;m tr&iacute; chữa trị cho c&aacute;c bệnh nh&acirc;n.&nbsp;</p> <p>&quot;Kh&ocirc;ng biết dịch bệnh bao giờ mới kết th&uacute;c, vẫn phải chiến đấu th&ocirc;i&quot;, anh n&oacute;i.&nbsp;</p> </div>

Theo vnexpress.net
back to top