Người chăm sóc… những trái tim non

(khoahocdoisong.vn) - Tôi gặp BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM trong phòng siêu âm tim nhi. Một trái tim non đang bị ốm, hẹp cả van động mạch chủ, van động mạch phổi, các van loạn sản... Các bác sĩ hội chẩn tìm phương án.

Những hồi phục… ngoạn mục

Bệnh nhi khoảng 6 tháng tuổi, đã đi khám nhiều nơi, thực hiện rất nhiều xét nghiệm về gene, chuyển hóa… Mỗi lần bệnh nhi nhập viện đều trong tình trạng ngưng tim, rối loạn nhịp thất.

Theo BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt, bệnh tim bẩm sinh cần nhập viện điều trị rất là nhiều.

Theo BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt, bệnh tim bẩm sinh cần nhập viện điều trị rất là nhiều.

“Chúng tôi đã phải hồi sức rất lâu vì khi nhập viện trẻ đã bị ngưng tim ngưng thở, chức năng tim suy giảm. Kết quả xét nghiệm gene không có gì rõ ràng, nhưng xét nghiệm máu vài lần, phát hiện có rối loạn toan chuyển hóa. Chúng tôi đã điều trị cho trẻ bằng natri bicarbonat. Thời gian sau trẻ dần dần ổn định", BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt chia sẻ.

Hay một trường hợp bệnh nhi 7 tuổi, ho ra máu rất nhiều lần và đi khám ở nhiều nơi, được chẩn đoán mắc lao hay một bệnh lý nào đó ở phổi. Sau khi tầm soát, các bác sĩ đã phát hiện bé bị bệnh lý Berger, hình thành các bất thường mạch máu ở trên phổi. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bé có một khối mờ đặc biệt trên phổi. Khối mờ này là mạch máu hình thành bất thường. Sau khi bệnh nhi được chụp MSCT và can thiệp chẩn đoán rất thành công. Hiện nay, em bé chỉ cần điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch thông thường, không còn ho ra máu.

Càng đi sâu, BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt càng cảm nhận được, bệnh tim bẩm sinh hầu như xuất hiện ở những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu vùng xa. Có lẽ, khi mang thai, người mẹ ít đi khám thai, theo dõi định kỳ…

Càng đi sâu, BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt càng cảm nhận được, bệnh tim bẩm sinh hầu như xuất hiện ở những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu vùng xa. Có lẽ, khi mang thai, người mẹ ít đi khám thai, theo dõi định kỳ…

Theo BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt, hiện riêng bệnh tim bẩm sinh cần nhập viện điều trị rất nhiều. Như trường hợp một bé gái vừa chào đời ở Bệnh viện Phụ sản đã được chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu vì thiểu sản tim trái và hẹp eo động mạch chủ. Thiểu sản tim là dị tật tim bẩm sinh phức tạp và hiếm gặp với tỷ 3/10.000 trẻ sinh sống, nhiều ca không thể điều trị.

Thay vì tái tạo lại động mạch chủ bị hẹp eo như trước đây, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch của Bệnh viện Nhi đồng 2 quyết định thực hiện phẫu thuật vừa sửa lại mạch chủ, siết bớt động mạch phổi. Ca phẫu thuật ấy được thực hiện lúc em bé mới 27 ngày tuổi, chờ bệnh nhi lớn hơn, tâm thất trái phát triển thêm để có phương án điều trị tốt hơn.

Hiện nay khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM có 60 giường, nhưng lúc nào đông, lượng bệnh có thể nên đến lên đến từ 80 - 100. Còn ở phòng khám mỗi ngày các bác sĩ khám cho 80 - 100 bệnh liên quan đến tim. Tỷ lệ mắc tim bẩm sinh nói chung là từ 7 - 10/1000, là một con số rất lớn.

Theo BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt, nguyên nhân trực tiếp của tim bẩm sinh chưa biết rõ. Chỉ một vài bệnh lý có nguyên nhân trực tiếp, như mẹ bị đái tháo đường, dùng thuốc không đúng trong khi mang thai, mắc nhiễm trùng bào thai… hoặc có thể là đa nguyên nhân. Vì vậy có thể phòng tránh bằng cách đi khám thai định kỳ, thực hiện siêu âm hình thái xác định bé đang có mắc bệnh tim không, tình trạng như thế nào để có quyết định theo đuổi hoặc ngừng thai kỳ một cách hợp lý.

BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt đang chuẩn bị trước khi thực hiện thông tin can thiệp cho các bệnh nhi.

BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt đang chuẩn bị trước khi thực hiện thông tin can thiệp cho các bệnh nhi. 

 BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt chia sẻ, một trong những khó khăn trong điều trị bệnh tim cho trẻ em là cha mẹ nhiêu fkhi không hiểu hết và hình dung các nguy cơ bệnh nhi sẽ phải trải qua, đặc biệt sau các cuộc phẫu thuật. Nhiều khi, các bác sĩ rất vất vả trong việc giúp gia đình hiểu rõ các cố gắng của bác sĩ trong quá trình điều trị cho bé.

Hơn 11 năm thực hiện kỹ thuật thông tim điều trị

Ước tính, một ca mổ tim không sử dụng các thiết bị phức tạp chi phí thấp nhất sau khi được bảo hiểm y tế hỗ trợ lên đến 10 - 20 triệu đồng/ca; một ca thông tim chi phí khoảng từ 5 - 10 triệu đồng.

Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM đã thực hiện các kỹ thuật thông tim điều trị hơn 11 năm điều trị cho các bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh, hồi phục nhanh, ít xâm lấn.

Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM đã thực hiện các kỹ thuật thông tim điều trị hơn 11 năm điều trị cho các bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh, hồi phục nhanh, ít xâm lấn. 

Thông tim được ứng dụng để điều trị còn ống đống mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất, một số bệnh lý sơ sinh phụ thuộc ống động mạch, bệnh lý hẹp van động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ…

Thông thường, stent được đặt cho những bệnh nhi mắc bệnh lý phụ thuộc ống động mạch. Chúng ta thường sẽ chờ cho đến khi trẻ được 10kg mới bắt đầu tiến hành phẫu thuật sửa chữa tim hoàn toàn. Trong thời gian chờ đợi đó, nếu đứa trẻ bị tím tái quá nhiều, thiếu oxy các bác sĩ phải đặt hay nong lại stent. Những trường hợp đặt stent mạch vành thường rất ấn tượng vì thường ở lứa tuổi sơ sinh, nhũ nhi hay mới chỉ 2,3 tuổi. Bệnh nhi vào trong bệnh cảnh cấp cứu rất nặng, thiếu oxy, thiếu máu rất nặng. Ống mạch máu co thắt lại chỉ còn chừng 1,2mm. Bác sĩ cần phải nong mạch máu ra chừng 3,4mm đảm bảo đủ lượng máu lưu thông lên phổi.

Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM đã thực hiện các kỹ thuật thông tim điều trị hơn 11 năm. Và các bác sĩ ở đây còn hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các tỉnh bạn để điều trị tại chỗ cho các bệnh nhi mắc tim bẩm sinh.

Mới đây, êkip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM hỗ trợ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận phẫu thuật thông tim can thiệp bằng kỹ thuật đóng dù còn ống động mạch cho 3 bệnh nhi dưới 24 tháng tuổi.

Thay vì phải mổ hở lồng ngực như trước đây, đội ngũ can thiệp thông tim nhi đã tiến hành can thiệp qua da, đưa catheter qua động mạch và tĩnh mạch đùi, dùng dù để đóng các tổn thương, khuyết tật về cấu trúc tim cho trẻ. Đây là phương pháp hạn chế xâm lấn, trẻ không phải mất nhiều thời gian hồi sức, hiệu quả điều trị tối đa, đồng thời tối ưu về thẩm mỹ.

Bệnh nhi mắc các bệnh lý tim mạch phải luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm trùng... thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Trẻ mắc bệnh tim thường bị suy dinh dưỡng, vì vậy, cần tăng cường dinh dưỡng năng lượng cao như uống sữa, ăn dặm...

Bên cạnh đó, theo BSCKII Nguyễn Minh Trí Việt, trong trường hợp bệnh nhi tím nhiều, cha mẹ cần lưu tâm đến khả năng đông đặc máu. Do đó, tránh cho bệnh nhi bị nóng, bứt rứt... cho bệnh nhân uống nước, ở môi trường nhiệt độ không quá nóng… nhằm tránh các biến chứng như rối loạn đông máu, tắc mạch.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top