Người bệnh COPD nhiều nguy cơ cao trong dịch Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Virus SARS-CoV-2 gây ảnh hưởng đến toàn thân người bệnh mà đặc biệt là trên đường hô hấp (như viêm phổi kẽ), có thể diễn tiến nặng gây thiếu oxy trong máu nặng, suy đa tạng và hệ quả cuối cùng là tử vong. Nên những người bệnh COPD mắc Covid-19 thì thường diễn tiến nặng và có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính thường gặp khiến người bệnh mệt nhọc; khó thở, phải thở gắng sức vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp; có thể thường xuyên ho khạc đàm. 

Bệnh lý này có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong và tỷ suất mắc bệnh với nguy cơ viêm phổi cộng đồng. Ở người bệnh COPD, việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh (trong đó có thuốc liên quan đến corticoid), những thay đổi về đáp ứng viêm toàn thân hay tại chỗ, kèm theo sự suy giảm miễn dịch của bản thân người bệnh, tình trạng tăng tiết đàm nhầy dai dẳng cũng như tổn thương cấu trúc về đường thở, về nhu mô phổi… đã làm cho nguy cơ mắc Covid-19 tăng ở người bệnh COPD. 

PGS.TS.BS Lê Tiến Dũng khám cho người bệnh.

PGS.TS.BS Lê Tiến Dũng khám cho người bệnh.

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, người bệnh COPD cần lưu ý về điều trị bệnh: Người bệnh cần được bác sĩ lên kế hoạch điều trị và duy trì việc sử dụng thuốc đều đặn; Nên chủ động theo dõi thân nhiệt, các triệu chứng của bệnh như ho, khó thở, đàm, mệt mỏi; Nhanh chóng thăm khám online khi các triệu chứng trở nặng; Nếu tình trạng bệnh không đáp ứng với thuốc đang điều trị, người bệnh phải đến bệnh viện ngay để được khám và can thiệp kịp thời.

Đề phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm, người bệnh COPD cần thực hiện cách biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế gồm: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, thường xuyên làm sạch và khử trùng các đồ vật cũng như bề mặt hay được chạm vào. Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng; Tránh tụ tập và hạn chế đến những nơi đông người; Tránh tiếp xúc gần với những người bị sốt hoặc hovà duy trì thói quen lành mạnh như tập thể dục (tại nhà) và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng…

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng và khoáng chất trong ngày bình thường cũng như trong mùa dịch đều quan trọng. Người bệnh COPD nên ăn cân bằng các chất dinh dưỡng (chất bột 50%, đạm 15%, chất béo 35%), nên sử dụng chất béo từ cá hoặc thực vật, ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, các yếu tố vi lượng, đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống đủ nước trong ngày (2 - 3 lít) để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đàm, giúp ho khạc đàm dễ dàng. Người bệnh nên ngồi thẳng lưng khi ăn, ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm và hạn chế các thực uống, thực phẩm có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây đầy bụng vì chúng có thể gây khó thở.

Ngoài việc chủ động chăm sóc bản thân tại nhà bằng cách duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng và tuân thủ các hướng dẫn phòng chống dịch, người bệnh COPD cần phải nhanh chóng bỏ thuốc lá (nếu còn đang sử dụng) và chích ngừa cúm mỗi năm. 

PGS.TS.BS Lê Tiến Dũng (Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top