Ngứa vì quần áo ẩm

(khoahocdoisong.vn) - chúng ta thường nghĩ dùng nhiều nước xả vải quần áo sẽ thơm và giữ mùi lâu nhưng đây là việc làm gây lãng phí, không đem lại kết quả tốt.

Trời nồm, ẩm nên quần áo nhà chị Nguyễn Thị Hiền (Linh Đàm, Hà Nội) phơi mấy ngày không khô, sờ tay thấy ẩm và bốc mùi hôi. Chị Hiền vơ hết đống quần áo trên dây phơi cho vào chậu, đổ nhiều nước xả vải ngâm một lúc rồi giặt sạch, cho vào máy giặt vắt khô và đem phơi. Mặc dù được ngâm nhiều nước xả nhưng vì độ ẩm không khí quá cao nên khi rút quần áo vào, chị vẫn thấy quần áo không thơm tho như khi phơi được nắng. Đặc biệt khi mặc chị thấy ngứa.

Lời bàn: BS Nguyễn Thị Lan (Đồng Tâm, Hà Nội) cho biết, chúng ta thường nghĩ dùng nhiều nước xả vải quần áo sẽ thơm và giữ mùi lâu nhưng đây là việc làm gây lãng phí, không đem lại kết quả tốt. Nước xả vải có nhiều các chất gốc dầu giúp quần áo mềm mại hơn, tuy nhiên, các chất này đồng thời sẽ khiến quần áo ít thấm hút nước. Với quần áo có nhiều chất cotton, khi ngâm nước xả vải và phơi không được nắng càng làm hại cho da vì chất gốc dầu được giữ lại nhiều trên quần áo. Với quần áo có chứa elastane và nilon, các chất gốc dầu càng có khả năng giữ mùi hôi và thu hút vi khuẩn gây mùi. Khi dùng nước xả vải chỉ nên dùng vừa phải, theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Quần áo phơi không được nắng nên mang ra sấy, không nên phơi lâu  khiến vi khuẩn sinh sôi, gây mùi hôi khó chịu.

PT ghi

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top