Ngủ dậy có 6 vị lạ này coi chừng có bệnh nguy hiểm

Sau một đêm ngủ dài, thì cơ thể thực hiện rất nhiều các công đoạn bài tiết và trao đổi chất, loại bỏ những độc tố, tiếp nhận dinh dưỡng và sửa chữa những sai sót. Sau khi tỉnh dậy, soi gương bạn sẽ thấy, tóc bóng dầu hoặc bết gàu, da nhờn hoặc là khô hơn, mặt tái sạm, và miệng có vị lạ, hơi thở có mùi.

Nếu như bạn thấy nước bọt trong miệng có vị đắng, mặn, ngọt, chua, tanh… đều là những dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm

Những vị lạ trong miệng vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của những bệnh dưới đây

Vị lạ trong miệng vào buổi sáng thức dậy

Vị lạ trong miệng vào buổi sáng thức dậy

Miệng đắng coi chừng bệnh sỏi mật

Nếu miệng đắng kèm theo đó là nước tiểu có màu vàng, có thể nghĩ đến chứng viêm nóng mật. Bệnh này cải thiện bằng cách là ăn khổ qua để giải nhiệt. Nếu như miệng đắng kèm theo trướng bụng ở bên phải, đặc biệt là nặng hơn khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ thì phải đề phòng bị chứng sỏi mật.

Miệng ngọt có thể do tiểu đường

Miệng ngọt là biểu hiện tỳ vị bị nhiệt, với việc này thì bạn nên ăn nhiều rau, ít thịt và chất béo, đồng thời nên tăng cường hoạt động thể chất, chú ý đi ngủ sớm. Miệng ngọt kèm theo uống nước nhiều, tiểu nhiều, cẩn thận bị bệnh tiểu đường.

Miệng mặn liên quan bệnh thận

Miệng mặn đôi khi còn là biểu hiện của thận hư và thường kèm theo triệu chứng như đi tiểu nhiều, đau thắt lưng và ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi.

Miệng chua cảnh giác rối loạn tiêu hóa

vị lạ trong miệng vào buổi sáng

vị lạ trong miệng vào buổi sáng​

Miệng chua là biểu hiện gan hoặc là dạ dày có vấn đề. Bệnh nhân thường có các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn,  suy nhược và khó tiêu.

Miệng nhạt do cảm, tỳ hư

Nhạt miệng tức là ăn gì cũng không thấy mùi vị và có vị giác kém. Đây có thể là những dấu hiệu bệnh cảm và tỳ hư. Ăn cháo khoai lang, đậu trắng có thể cải thiện được phần nào triệu chứng của bệnh này.

Miệng tanh là dấu hiệu nhiệt phổi

Miệng có mùi tanh cần nghĩ ngay đến chứng nhiệt phổi. Trường hợp này thì bạn nên ăn diếp cá, quả lê và hạnh nhân là thích hợp nhất.

PV (tổng hợp)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top