Ngôn ngữ di truyền giống bảng chữ cái

(khoahocdoisong.vn) - Thông tin di truyền giống như một ngôn ngữ. Chúng ta sử dụng chữ cái để tạo ra các từ, nối các từ với nhau để tạo ra câu và các đoạn văn thì “bảng chữ cái di truyền” chỉ có 4 chữ cái là C, G, A,T

Hỏi: Trong di truyền học, các thông tin di truyền được biểu hiện như thế nào?

Hoàng Thùy Anh (Hà Nội)

GS.TS Lê Đình Lương, Hội Di truyền học Việt Nam: Thông tin di truyền giống như một ngôn ngữ. Chúng ta sử dụng chữ cái để tạo ra các từ, nối các từ với nhau để tạo ra câu và các đoạn văn thì “bảng chữ cái di truyền” chỉ có 4 chữ cái là C, G, A,T, tức là 4 loại nucleotid có trong phân tử ADN. Mỗi chữ cái là một hợp chất hóa học gọi là bazo hoặc nucleotid. Bazo là một trong 3 hợp phần của nucleotit. Hai hợp phần còn lại ở các nucleotid đều giống nhau, chỉ có bazo khác nhau. Bốn chữ cái này được dùng để tạo ra các từ di truyền gọi là cụm mã. Khác với ngôn ngữ bình thường, các từ có số chữ khác nhau, các từ di truyền đều chỉ có 3 chữ cái, cái này kết hợp với cái kia theo trình tự nhất định tạo nên các câu gọi là gene có chức năng xác định trình trự các axit amin trong protein. Các câu nối lại với nhau chứa đựng toàn bộ thông tin di truyền về một sinh vật gọi là hệ gene.

Theo Đời sống
back to top