Ngọc trúc tư âm nhuận phế

(khoahocdoisong.vn) - Ngọc trúc tên khoa học Polygonatum odoratum, thuộc họ hoàng tinh là vị thuốc có lợi cho người bị tim mạch, đái tháo đường…

Chọn ngọc trúc làm thuốc nên chọn thân rễ, loại có mắt đều nhau, hình giống mắt tre, to bằng ngón tay cái, dài 5 – 7cm, trong trắng ngà, mềm ngọt, không mốc mọt là tốt. Ngày dùng 6 - 12g. Không nhầm với củ hoàng tinh to hơn, ngứa, có nhiều đốt không đều nhau.

Ngọc trúc có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị có tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị, chỉ khát. Chủ trị chứng ho phế táo, vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu khát, phế âm suy hoặc khát.

- Trị ho, suyễn, đờm dãi nhiều, bụng ngực đầy trướng (do đàm hỏa): Ngọc trúc 12g, cam thảo 4g, cát cánh 4g, phục linh 8g, quất bì 4g, sinh khương 16g, tế tân 8g, xuyên bối mẫu 12g sắc uống.

- Trị ôn bệnh nhập vào phần huyết sinh ra sốt cao, co giật, mê sảng: Cam thảo 4g, mạch môn 12g, ngọc trúc 12g, sa sâm 8g sắc uống.

- Chữa cảm ngoại tà đau đầu mình nóng, hơi sợ lạnh không có mồ hôi, hoặc có mồ hôi nhiều: Ngọc trúc 12g, thông bạch 12g, cát cánh 12g, đậu xị 12g, bạch vi 12g, tô diệp 12g, bạc hà 10g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả sắc uống ngày một thang. Tác dụng tư âm, giải biểu.

- Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực: Đảng sâm 12g, ngọc trúc 20g sắc thành cao, uống chia 2 lần/ngày.

- Chữa viêm phế quản lâu ngày, hỗ trợ trị lao phổi, ho do phế táo: Ngọc trúc 12g, mạch môn 14g, sa sâm 14g, thạch hộc 12g, cam thảo 4g sắc uống.

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top