Ngộ độc vì mộc nhĩ mốc

(khoahocdoisong.vn) - Mộc nhĩ là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, nhuận phế, lợi ngũ tạng, giải độc.

Gặp  mộc nhĩ rẻ, chị Lê Phương Lan (Giảng Võ, Hà Nội) mua một túi to về dùng dần. Nhà chật, không có chỗ cất, chị treo lên tủ bếp. Làm nem, hầm gà, hầm chân giò chị đều cho mộc nhĩ, nhưng do mua nhiều quá, dùng mãi không hết, mộc nhĩ bị mốc. Tiếc của, chị ngâm nước rửa sạch và chế biến đồ ăn. Không ngờ ăn xong chồng chị đau bụng còn con gái chị bị ngứa. Chị phân vân không biết có phải do mộc nhĩ không nhưng thầm trách mình tiếc của mà chồng con bị bệnh.

BS Hoàng Xuân (Chùa Bộc, Hà Nội) cho biết, mộc nhĩ là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, nhuận phế, lợi ngũ tạng, giải độc. Trong 100g mộc nhĩ có protein 10,6g, lipid 0,2g, glucid 6,5g, cellulose 7g, natri 6,3mg, kali 8,56mg, canxi 75mg, sắt 56,1mg, photpho 201mg, vitamin B1mg, B2 0,55mg, PP 2,7mg, và betacaroten 20mg, đều là dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Ăn mộc nhĩ có thể phòng trị được chứng xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, rong huyết. Những người hay đau đầu, chóng mặt khó ngủ ăn mộc nhĩ giúp cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, không nên dùng mộc nhĩ đã mốc, biến chất vì dễ gây tiêu chảy, nôn nao, ngứa. Nếu chót mua nhiều có thể phơi thật khô để dùng dần,  tránh mọt hay mốc, không tốt với sức khỏe.

PT ghi

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top