Nghĩa địa kỷ Jura ở Argentina

Nghĩa địa kỷ Jura ở Patagonia, Argentina lưu giữ hơn 100 quả trứng hóa thạch và xương của 80 con khủng long Mussaurus patagonicus.
khung-long.jpg

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện bằng chứng cho thấy khủng long sống thành đàn và chúng thể hiện hành vi hòa đồng phức tạp về mặt xã hội.

Trong nhiều năm, nhóm nghiên cứu của Pol Diego Pol, nhà cổ sinh vật học tại Museo Paleontológico Egidio Feruglio và National Scientific and Technical đã phát hiện ra hơn 100 quả trứng và hóa thạch của hàng chục cá thể M. patagonicus. Các mẫu vật bao gồm khủng long từ 6 giai đoạn sống khác nhau, từ phôi thai đến trưởng thành.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy M. patagonicus đẻ trứng có vỏ da mềm và có khả năng đi bằng bốn chân khi còn sơ sinh, chuyển sang đi bằng hai chân ngay sau khi con non được 1 tuổi. Nhưng giờ đây, Pol và các đồng nghiệp đã có đủ bằng chứng cho thấy loài sauropodomorph này - một nhóm khủng long cổ dài, ăn cỏ - sống theo bầy đàn.

Nhóm của ông đưa ra giả thuyết rằng cuộc sống bầy đàn bắt đầu khi những con sauropodomorph chuyển từ loài khủng long nhỏ sang khủng long khổng lồ. Trong hầu hết thời kỳ Trias (252 triệu đến 201 triệu năm trước), khủng long có kích thước nhỏ bằng con ngựa. Nhưng từ 227 triệu đến 208 triệu năm trước, sauropodomorphs thay đổi kích thước cơ thể của chúng theo hai bậc độ lớn.

Nhưng chúng vẫn đẻ những quả trứng nhỏ. Trong trường hợp của M. patagonicus, những con non nở ra từ những quả trứng cỡ như trứng gà và phát triển lên đến khoảng 3.300 pound (1.505 kg) khi trưởng thành, tương đương với trọng lượng của một con hà mã.

khung-long-1.jpg
Một ổ trứng hóa thạch 192 triệu năm tuổi từ khủng long sauropodomorph Mussaurus patagonicus được tìm thấy ở miền nam Patagonia, Argentina.

Tại khu vực này, các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy những quả trứng sắp xếp thành từng cụm, đây là manh mối cho thấy con đực hoặc con cái của M. patagonicus đã đào những cái hố làm tổ. Những tổ này có từ 8 đến 30 quả trứng. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính bằng tia X (CT) của 5 trong số các tổ này cho thấy những quả trứng được sắp xếp thành 2 đến 3 lớp và chúng chứa xương phôi của M. patagonicus.

Địa điểm này có các cụm khủng long khác ở các giai đoạn sống khác nhau, bao gồm một nhóm gồm 11 con non dưới 1 tuổi, 2 con trưởng thành được tìm thấy cùng với 9 con khác gần như trưởng thành. Có lẽ M. patagonicus sống cùng nhau thành đàn.

Những con khủng long này có thể đã chết vì hạn hán. Pol nói: “Chúng tôi biết nơi này chia mùa và có dấu hiệu hạn hán trong trầm tích. Nhiều động vật chết trong tư thế nghỉ ngơi, nghĩa là chúng chết khi đang nằm và sau đó bị bao phủ bởi bụi gió".

Theo các nhà khoa học, tính xã hội có thể đóng vai trò quan trọng về sự thành công trong quá trình tiến hóa của loài sauropod, loài động vật lớn nhất từng đi bộ trên Trái Đất.

Theo www.livescience.com
back to top