Nghĩ nhiều móng tay cụt lủn

(khoahocdoisong.vn) - Do thói quen từ ngày nhỏ nên nhiều người thường có hành động cắn móng tay. Việc này không những gây mất vệ sinh mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn từ móng tay xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng.

Mỗi khi phải suy nghĩ, gặp điều phiền muộn, lo âu, chị Trần Kim Quy (Nha Trang) rất hay cho tay lên miệng và cắn móng. Đây là thói quen từ nhỏ nên bàn tay chị Quy hiếm có móng nào còn nguyên vẹn. Đi đâu phải chìa tay ra là chị Quy rất ngại vì ngón tay nào móng cũng cụt lủn, nham nhở.

BS Thu Hà (Giáp Nhất, Hà Nội) cho biết, do thói quen từ ngày nhỏ nên nhiều người thường có hành động cắn móng tay. Việc này không những gây mất vệ sinh mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn từ móng tay xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng. Cắn móng tay gây áp lực lên răng, có thể khiến vị trí răng dịch chuyển, gây mẻ răng hoặc hỏng men răng. 

Các góc cạnh của móng tay có thể đưa vi khuẩn vào kẽ răng, tạo thành các mô lợi bị nhiễm khuẩn và đau nhức. Việc thường xuyên cắn móng tay có thể khiến bộ phận cơ thể này bị biến dạng vĩnh viễn. Trong đó, móng tay có thể tách rời khỏi phần đệm và khiến phần đệm thịt dưới móng tay dần thu hẹp, dẫn đến việc hoàn toàn biến mất.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top