Nghệ vàng lợi mật

(khoahocdoisong.vn) - Không chỉ tốt trong trị bỏng, làm liền sẹo, củ nghệ vàng còn chữa viêm đường mật, đái ra máu...

Củ nghệ vàng còn có tác tên gọi như khương hoàng, uất kim…Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) vị cay, đắng, tính bình tâm, can, tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng….

Trong dân gian, nghệ dùng bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mụn mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu, chỉ cần hàng ngày bôi nghệ vàng lên chỗ da non, một thời gian vết sẹo sẽ hết.

Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được nghệ còn có tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung; Chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin; Lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật; Làm giảm lượng cholesterol trong máu; Tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+); Tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon. Tác dụng giảm tỉ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyền tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ.

Chữa bỏng nhẹ, thông thường: Lá chè tươi 100g, nghệ vàng 50g, đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt, chấm thuốc bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát, lấy gạc sạch che vết bỏng lại. Những ngày sau, bôi thuốc mỗi ngày 2-3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ 2-3 ngày chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.

 Chữa trẻ em đái ra máu hay bệnh lậu đái dắt: Dùng nghệ và hành sắc uống.

Trị chứng điên cuồng, tức bức lo sợ: Nghệ khô 250g, phèn chua 100g, tán nhỏ viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nước chín ( có thể uống mỗi lần 4-8g), ngày uống 2 lần.

 Chữa viêm dạ dày, viêm đường mật, vàng da: Nghệ vàng 1,5 đồng cân (1 đồng cân bằng 3,75g), hoàng liên 6 phân, nhục quế 3 phân, diên hồ sách 1,2 đồng cân, uất kim 1,5 đồng cân, nhân trần 1,5 đồng cân. Sắc nước uống.

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top