Nghe phụ huynh chia sẻ trước ngày khai giảng giữa mùa dịch

(khoahocdoisong.vn) - Mùa tựu trường năm nay chắc hẳn sẽ rất khó quên, không chỉ với các em học sinh mà còn với các bậc làm cha làm mẹ. Nhiều phụ huynh đã chia sẻ những tâm tư và muôn vàn cảm xúc khác nhau khi con trẻ bắt đầu bước vào năm học mới, giữa lúc Covid-19 vẫn còn đang diễn biến khó lường.

Tạm gác lo lắng để chung tay với nhà trường

Chị Thanh Mai (33 tuổi), một phụ huynh có con sẽ bước vào lớp 1 ở Quận 7, TPHCM chia sẻ với tâm lý “đầu xuôi đuôi lọt”, hai vợ chồng chị đều chuẩn bị đồng phục, sách vở cho con từ rất sớm. Thế nhưng, khi Covid-19 bùng lại, mọi kế hoạch dường như “phá sản”, gia đình chị không ít lần phải họp bàn về việc đến trường của con dù ngày khai giảng đã cận kề.

“Ban đầu tôi hơi ngại khi nghĩ đến việc cho con đi học ngay mùa dịch. Nhưng khi được trường chủ động thông báo về các công tác phòng dịch, giữ gìn vệ sinh trường lớp, đo thân nhiệt cẩn thận nên tôi cũng đỡ lo hơn. Tôi tin là tuy Covid vẫn còn đó nhưng các thầy cô giáo sẽ làm mọi cách tốt nhất tạo cho các con môi trường học tập an toàn. Phụ huynh phối hợp tốt cũng chính là sự động viên và thể hiện niềm tin với nhà trường trong những lúc này”, chị Mai chia sẻ.

Còn chị Đinh Thị Vương (28 tuổi, hiện đang sống tại một tỉnh miền Trung) tâm sự, ngoài việc con đến trường mùa dịch, gia đình chị còn một nỗi lo khác, đó chính là chi phí học tập cho 2 người con khi thu nhập của cả nhà chị bị giảm đi đáng kể bởi “vị khách không mời” mang tên Covid-19.

“Biết trước tình hình khó khăn nên mình và ông xã đều chủ động tiết kiệm chi tiêu, lo cho con khi con bước vào năm học mới. Nhưng mọi thứ chật vật hơn dự kiến, từ học phí, rồi trang bị khẩu trang, nước rửa tay, rồi đến chuyện ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cho hai bé đều phải tính toán kỹ. May mà trước giờ mình có đăng ký cho con tham gia Sữa học đường của trường, nên tiết kiệm được tiền sữa rất nhiều mà các bé lại vẫn được tăng cường thêm dinh dưỡng”, chị Vương tâm sự.

Dù kinh tế còn khó khăn nhưng chị Vương vẫn ưu tiên việc học hành và ăn uống của con. Bé Nhân, con trai của chị Vương được tham gia uống Sữa học đường cùng các bạn từ tháng 6/2020.

Dù kinh tế còn khó khăn nhưng chị Vương vẫn ưu tiên việc học hành và ăn uống của con.

Bé Nhân, con trai của chị Vương được tham gia uống Sữa học đường cùng các bạn từ tháng 6/2020.

Bé Nhân, con trai của chị Vương được tham gia uống Sữa học đường cùng các bạn từ tháng 6/2020.

Câu chuyện của chị Mai hay chị Vương tưởng chừng là “mỗi nhà mỗi cảnh” nhưng cũng chính là tâm tư của rất nhiều ông bố bà mẹ trên cả nước trước ngày tựu trường của “năm Covid”.

Chuẩn bị kỹ để đảm bảo “niềm vui” uống sữa

Các trường mầm non và tiểu học tại nhiều địa phương đang tập trung các công tác chuẩn bị để triển khai chương trình Sữa học đường trong năm học mới.
Các trường mầm non và tiểu học tại nhiều địa phương đang tập trung các công tác chuẩn bị để triển khai chương trình Sữa học đường trong năm học mới.

Các trường mầm non và tiểu học tại nhiều địa phương đang tập trung các công tác chuẩn bị để triển khai chương trình Sữa học đường trong năm học mới.

Các địa phương trên cả nước đều đã chủ động nhiều phương áncho ngày khai giảng năm học trong tình hình mới, tìm các biện pháp để làm sao đảm bảo an toàn phòng dịch, bảo vệ sức khỏe của học sinh, nhưng vẫn giữ được không khí và ý nghĩa của ngày khai giảng năm học mới. Mục tiêu của toàn thể Ban giám hiệu và giáo viên các trường hiện nay là bảo đảm học sinh đến lớp không chỉ an toàn mà còn vui, khỏe, học hỏi được nhiều điều hay.

“Làm thật tốt công tác vệ sinh dịch tễ, đảm bảo bữa ăn của học sinh tại trường được đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những biện pháp mà chúng tôi thực hiện để làm yên lòng các bậc phụ huynh. Năm nay, trường cũng tiếp tục tổ chức giờ uống sữa học đường ngay khi năm học mới bắt đầu, để các con tiếp tục được duy trì thói quen uống sữa đều đặn, nâng cao sức khỏe đề kháng cho các con. Hơn nữa, uống sữa với bạn bè cũng là một hoạt động mang đến nhiều niềm vui, giúp trẻ có tinh thần tích cực khi khởi động năm học” - Cô Đặng Thị Mỹ Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nốt Nhạc Xanh, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng cho biết.

Nhân viên Vinamilk tuân thủ các quy định phòng, chống dịch trong suốt quá trình vận chuyểnsữa đến các trường học.
Nhân viên Vinamilk tuân thủ các quy định phòng, chống dịch trong suốt quá trình vận chuyểnsữa đến các trường học.

Nhân viên Vinamilk tuân thủ các quy định phòng, chống dịch trong suốt quá trình vận chuyểnsữa đến các trường học.

Công ty Vinamilk hiện là đơn vị đang tích cực triển khai đề án Sữa học đường quốc gia tại nhiều địa phương trên cả nước và được nhiều phụ huynh ủng hộ. Đại diện Vinamilk cho biết khi học sinh ở các địa phương triển khai Sữa học đường như Hà Nội, Quảng Nam, Bến Tre… quay lại trường họcthì lượng sản phẩm cần cho chương trình là rất lớn,trong khi đó kế hoạch khai giảng của các địa phương lại khác nhau. Vì vậy, công ty đã chủ động chuẩn bị kế hoạch sản xuất và phương án giao hàng đến từng cơ sở giáo dục, đảm bảo các em học sinh được uống sữa đầy đủ, đúng theo quyền lợi và quy định.

Triển khai chương trình SHĐ tại "tâm dịch" Đà Nẵng, anh Vũ và các đồng nghiệp đang nỗ lực để đảm bảo việc uống sữa cho học sinh khi tựu trường theo quyết định của thành phố.

Triển khai chương trình SHĐ tại "tâm dịch" Đà Nẵng, anh Vũ và các đồng nghiệp đang nỗ lực để đảm bảo việc uống sữa cho học sinh khi tựu trường theo quyết định của thành phố.

Cũng có một con gái hiện đang học mẫu giáo, anh Nguyễn Huỳnh Hoàng Vũ, hiện công tác tại chi nhánh Vinamilk tại Đà Nẵng và cũng là người trực tiếp điều phối chương trình Sữa học đường tại các tỉnh miền Trung, cho biết thêm: “Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đầu năm nay,tuy có một số trở ngại nhưng chúng tôi đều cố gắng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch, từ khâu sản xuất đến các công tác giao nhận, vận chuyển. Thấy được sự nỗ lực và nghiêm túc của các anh chị đồng nghiệp trong công ty, là một người bố, tôi thật sự yên tâm và tin rằng con tôi cũng như các cháu nhỏ khác sẽ có được một năm học mới vui khỏe an toàn với chương trình sữa học đường”.

Chị Nguyễn Thị Tâm, hiện đảm nhiệm công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm Sữa học đường tại Nhà máy sữa Việt Nam (Vinamilk) có những chia sẻ đặc biệt hơn khi con của chị cũng đang thụ hưởng chương trình này. “Lúc biết trường con có chương trình Sữa học đường, tôi rất mừng liền đăng ký ngay cho con. Là người trực tiếp làm việc tại nhà máy, hiểu rõ các công đoạn nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng nên tôi rất yên tâm về sữa con được uống khi đến trường. Thời điểm này nhà máy cũng tăng cường sản xuất để phục vụ cho chương trình Sữa học đường, vất vả hơn nhưng cứ nghĩ mình đang làm ra các sản phẩm tốt cho các em học sinh, trong đó có cả con của mình thì mình lại thấy vui và có động lực lắm!”, chị Tâm nói.

Các nhà máy của Vinamilk trên cả nước sẵn sàng đáp ứng đủ sữa học đường khi năm học mới bắt đầu.

Các nhà máy của Vinamilk trên cả nước sẵn sàng đáp ứng đủ sữa học đường khi năm học mới bắt đầu.

Ngày tựu trường của “năm Covid” có thể sẽ không có được sự tham dự đông đảo thầy trò phụ huynh học sinh, tiếng cười nói rôm rả hay cái tay bắt mặt mừng như mọi năm, nhưng chắc chắn sẽ vẫn là một ngày đầy ý nghĩa với hàng triệu học sinh cả nước với sự quan tâm, chung tay của chính quyền, nhà trường, gia đình. Đâu đó, các bậc phụ huynh vẫn có những băn khoăn, nhà trường còn nhiều lo lắng nhưng tất cả đều đang rất nỗ lực và quyết tâm để các con trẻ đến lớp được an toàn, vui khỏe.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top