Ngày 8/1: TPHCM thành vùng xanh, Hải Phòng nâng lên mức độ đỏ

Về cấp độ dịch, TPHCM đã đạt mức độ 1, vùng xanh. Hải Phòng đã nâng lên mức độ đỏ - nguy cơ rất cao toàn thành phố.

Từ 16h ngày 07/01 đến 16h ngày 08/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.553 ca nhiễm mới, trong đó 40 ca nhập cảnh và 16.513 ca ghi nhận trong nước (tăng 259 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 12.055 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.791), Khánh Hòa (798), Hải Phòng (748), Bình Định (742), Bình Phước (718), Trà Vinh (575), Tây Ninh (587), Cà Mau (587), Đắk Lắk (481), Đà Nẵng (474), Vĩnh Long (470), TPHCM (436), Hưng Yên (384), Bắc Ninh (382), Quảng Ninh (343).

Thanh Hóa (290), Bến Tre (285), Hậu Giang (253), Bạc Liêu (250), Lâm Đồng (236), Thừa Thiên Huế (232), Cần Thơ (208), Vĩnh Phúc (197), Bà Rịa - Vũng Tàu (193), Thái Bình (183), Bắc Giang (182), Gia Lai (181), Nam Định (181), Hải Dương (181), Kiên Giang (172), Hòa Bình (163), An Giang (161), Quảng Nam (158), Bình Thuận (157), Quảng Ngãi (151), Đồng Tháp (150), Thái Nguyên (137), Sóc Trăng (134), Ninh Bình (131), Nghệ An (129), Quảng Trị (114), Phú Thọ (111), Đồng Nai (105), Đắk Nông (103).

Hà Nam (95), Yên Bái (86), Lào Cai (74), Sơn La (67), Bắc Kạn (66), Lạng Sơn (66), Bình Dương (59), Long An (53), Ninh Thuận (46), Cao Bằng (39), Tuyên Quang (38), Tiền Giang (37), Quảng Bình (37), Kon Tum (26), Lai Châu (21), Hà Tĩnh (21), Điện Biên (20), Phú Yên (18).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-263), Hải Dương (-262), Vĩnh Long (-229).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+481), Gia Lai (+179), Đà Nẵng (+165).

vn-7-1.jpg
Ngày 8/1: 62 tỉnh thành ghi nhận 16.553 F0, Hà Nội 2791 ca

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.876.394 ca nhiễm.

Trong ngày có 8.990 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.488.038 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.352 ca.

Từ 17h30 ngày 07/01 đến 17h30 ngày 08/01 ghi nhận 240 ca tử vong: Tại TPHCM (18) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến; Đồng Nai (27), An Giang (20), Tiền Giang (15), Vĩnh Long (15), Long An (14), Cà Mau (14), Hà Nội (13), Đồng Tháp (12), Sóc Trăng (11), Kiên Giang (11), Tây Ninh (9), Cần Thơ (8 ), Khánh Hoà (7), Bình Dương (7), Bến Tre (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), Trà Vinh (5), Huế (4), Bình Thuận (4), Phú Yên (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Quảng Ninh (2), Bình Định (2), Quảng Ngãi (1), Đắk Nông (1), Thái Nguyên (1), Đà Nẵng (1), Đắk Lắk (1).

Trong ngày 07/01 có 1.414.067 liều văcxin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều văcxin đã được tiêm là 159.152.206 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.206.607 liều, tiêm mũi 2 là 70.770.669 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của văcxin Abdala) là 10.174.930 liều.

Ngày 8/1, theo báo cáo của Sở Y tế TPHCM về cấp độ dịch, trong tuần từ ngày 31/12/2021 đến ngày 6/1/2022, TPHCM có cấp độ dịch ở mức độ 1, tức vùng xanh. 

Tối 7/1, UBND TP. Hà Nội ban hành Thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, toàn TP. Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng).

 Đến 11h ngày 8/1, toàn thành phố Hải Phòng đã rơi vào vùng đỏ, tương đương cấp độ dịch nhóm nguy cơ rất cao khi số ca mắc COVID-19 ngày một tăng. Ngoài ra, nhằm kiểm soát và ngăn ngừa biến chủng mới Omicron xâm nhập vào cộng đồng, thành phố Hải Phòng yêu cầu thiết lập nhanh khu vực test nhanh COVID-19 tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top