Ngày 7/11: 56 tỉnh thành ghi nhận 7.646 ca, 3.332 ca trong cộng đồng

Hiện cả nước chỉ còn 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua. TPHCM các ca nhiễm gia tăng trở lại.

Từ 16h ngày 06/11 đến 16h ngày 07/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.646 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 7.631 ca ghi nhận trong nước (tăng 151 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 3.332 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TPHCM (1.009), Đồng Nai (997), Bình Dương (826), An Giang (427), Kiên Giang (398), Tây Ninh (393), Bạc Liêu (298), Đồng Tháp (289), Bình Thuận (279), Sóc Trăng (238), Tiền Giang (233), Cần Thơ (210), Cà Mau (184), Đắk Lắk (151), Bà Rịa - Vũng Tàu (150), Vĩnh Long (128), Long An (119), Hà Giang (116), Bình Phước (114), Trà Vinh (75), Hà Nội (72), Bắc Giang (70), Bến Tre (64), Khánh Hòa (60), Hậu Giang (56), Phú Thọ (51), Bắc Ninh (51), Nghệ An (50), Ninh Thuận (48), Bình Định (46), Nam Định (46), Thanh Hóa (45), Đắk Nông (44), Quảng Ngãi (41), Gia Lai (29), Thừa Thiên Huế (29), Hà Tĩnh (21), Quảng Ninh (21), Lâm Đồng (20), Đà Nẵng (18), Điện Biên (14), Quảng Bình (13), Hà Nam (13), Hải Dương (13), Kon Tum (13), Phú Yên (13), Hưng Yên (11), Quảng Nam (8 ), Quảng Trị (5), Vĩnh Phúc (3), Thái Nguyên (3), Hòa Bình (2), Hải Phòng (1), Thái Bình (1), Sơn La (1), Cao Bằng (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-134), Bình Dương (-95), Đồng Nai (-88).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+126), Bình Phước (+114), Đồng Tháp (+91).

vn-7-11.jpg

Ngày 7/11: 56 tỉnh thành ghi nhận 7646 ca, 3332 ca trong cộng đồng

Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Trong ngày có 1.301 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi là 840.40. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.280 ca.

Từ 17h30 ngày 06/11 đến 17h30 ngày 07/11 ghi nhận 61 ca tử vong, tại TPHCM (31), Bạc Liêu (7), Bình Dương (5), An Giang (5), Tiền Giang (4), Đồng Nai (2), Kiên Giang (2), Đắk Nông (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Quảng Ngãi (1), Sóc Trăng (1).

Trong ngày 6/11 có 1.214.737 liều văcxin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều văcxin đã được tiêm là 89.620.701 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 60.845.405 liều, tiêm mũi 2 là 28.775.296 liều.

Ngày 7/11, lô văcxin Pfizer với hơn 1,2 triệu liều đã về đến TPHCM. Trước đó, ngày 6/11, lô vắc xin Pfizer với 1,3 triệu liều đã về đến Hà Nội, nâng tổng số văcxin mà Mỹ tặng Việt Nam đến nay lên hơn 14,6 triệu liều.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top