Ngày 26/11: Xét xử vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả

Ngày 26/11, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án giả mạo trong công tác, xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô.

Có 10 bị cáo cùng bị truy tố, phải hầu tòa trong ngày hôm nay cùng với tội danh Giả mạo trong công tác theo điều 359 Bộ luật hình sự, trong đó có Dương Văn Hòa (hiệu trưởng).

xet-xu-dh-dong-do.jpg
Hàng trăm người sử dụng bằng giả của Trường Đại học Đông Đô làm nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, kê khai hồ sơ công chức và viên chức…

9 thuộc cấp còn lại cùng hầu tòa với ông Hòa bao gồm hai hiệu phó: Trần Kim Oanh và Lê Ngọc Hà; Trần Ngọc Quang, phó trưởng phòng đào tạo và quản lý sinh viên, Nguyễn Thị Huệ, trưởng phòng tài vụ; Phạm Vân Thuỳ, Nguyễn Thị Ngọc Thái và Ngô Quang Hiển, đều là nhân viên Viện đào tạo liên tục; Lê Thị Thanh Tâm và Lê Thị Lương, nhân viên Viện 4.0.

Cựu chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô - Trần Khắc Hùng, bị xác định là chủ mưu nhưng đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra đình chỉ điều tra bị can, khi bắt được sẽ xử lý sau.

Theo cáo trạng, Đại học Dân lập Đông Đô thành lập từ năm 1994. Năm 2018, Trần Khắc Hùng ký quyết định thành lập Viện đào tạo và Phát triển công nghiệp 4.0 với mục đích đào tạo văn bằng 2.
Trong quá trình tuyển sinh, thấy nhiều người có nhu cầu nên cuối năm 2017, Hùng tổ chức họp quán triệt chủ trương cấp văn bằng 2 chính quy tiếng Anh cho người có nhu cầu lấy bằng mà không muốn qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định.

Trần Khắc Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo ban giám hiệu, Viện Đào tạo liên tục, Viện 4.0… thực hiện cấp văn bằng 2 giả của hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh cho người có nhu cầu lấy bằng không qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định.

Mức tiền từ 29,8 đến 35 triệu đồng một khoá trên một học viên. Đồng thời Hùng ban hành chương trình đào tạo văn bằng 2 chính quy ngành ngôn ngữ Anh với số lượng 71 tín chỉ, trong thời gian 2 năm.

Từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, Hùng và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp, thu lợi bất chính hơn 7,1 tỉ đồng.

Sau khi bị phát hiện, các bị can có dấu hiệu tiêu huỷ hồ sơ lý lịch các học viên và sổ sách liên quan gây khó cho công tác điều tra. Trong 210 người được cấp bằng giả, 67 người dùng làm nghiên cứu sinh, 9 người để dùng để học thạc sĩ, nộp thi ngạch công chức, thi thăng hạng viên chức,...

Điều đáng nói, Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị và chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có môn tiếng Anh. Tuy nhiên năm 2015-2018, trường được Bộ GD&ĐT tạo xét duyệt tuyển sinh nên đã thông báo tuyển sinh hệ văn bằng 2.

Năm 2018, đoàn kiểm tra số 1 của Bộ GD&ĐT đã làm việc nhưng không phát hiện được Trường Đại học Đông Đô chưa được phép đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh.

Bộ GD&ĐT cũng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo, chưa chỉ đạo kịp thời công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đối với Trường Đại học Đông Đô theo đúng quy định…

Cơ quan điều tra đã có công văn kiến nghị bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, xử lý nghiêm đối với các cá nhân có trách nhiệm theo quy định của pháp luật và chỉ đạo khắc phục sai phạm.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top