Ngan hầm bí đỏ trị đau đầu

(khoahocdoisong.vn) - Thịt ngan được xem như là một trong những loại thuốc bổ thượng hạng thời xưa. Thịt ngan có thể trừ được nhiệt, lợi thủy và điều hòa ngũ tạng, bổ hư. Ăn thịt ngan giúp sinh tân dịch và nuôi dưỡng dạ dày, trấn định được tâm thần của người bị bệnh.

Hỏi: Từ khi thịt lợn đắt, tôi hay mua thịt ngan, vịt về dùng. Tôi nghe nói thịt ngan trị được nhiều bệnh, tôi hay mỏi mệt, đau đầu chóng mặt ăn thịt ngan có tốt không? Tại sao có người ăn thịt ngan lại hay đau bụng đi cầu?

Việt Hà (Đồng Nai)

BS Nguyễn Phan Trúc Nguyên (Vũng Tàu) cho biết, thịt ngan được xem như là một trong những loại thuốc bổ thượng hạng thời xưa. Thịt ngan có thể trừ được nhiệt, lợi thủy và điều hòa ngũ tạng, bổ hư. Ăn thịt ngan giúp sinh tân dịch và nuôi dưỡng dạ dày, trấn định được tâm thần của người bị bệnh. Để trị đau đầu, chóng mặt, lấy thịt ngan hầm bí đỏ, lạc, hành ngò, mắm muối, gia vị vừa rồi ăn. Để chữa nhức mỏi lấy thịt ngan nấu canh rau củ như cà rốt, nấm hương, hạt sen, hành tây, táo đỏ, rau ngò, gia vị vừa. Thịt ngan tuy bổ dưỡng nhưng có tính hàn, người tạng hàn, đau bụng, đầy bụng, đi tiêu lỏng, tay chân lạnh, cảm, ho hen, đàm loãng, đàm nhiều, hoặc chứng dương hư, đang mùa hè cũng sợ lạnh nên kiêng. Người tạng hàn nếu vẫn muốn ăn thịt ngan có thể cho nhiều gia vị cay ấm như gừng, sả, tiêu để giảm bớt tính hàn của thịt ngan.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top