Nếu bài trong sách giáo khoa chưa phù hợp, cơ quan quản lý cần có hướng dẫn để điều chỉnh

(khoahocdoisong.vn) - GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, trong trường hợp có bài trong sách giáo khoa chưa phù hợp, cơ quan quản lý giáo dục cần hướng dẫn tác giả, nhà xuất bản để có sự điều chỉnh.

Chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới, hơn 1 tháng triển khai đã nhận được nhiều phản ánh của các giáo viên, chuyên gia, phụ huynh về những bất cập của chương trình, khiến việc học tập chật vật, vất vả.

Trả lời dư luận liên quan đến vấn đề này trên báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều cho biết, mỗi học sinh trong lớp có đặc điểm và khả năng riêng. Thầy, cô giáo cần giao nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực từng em.

Các thầy, cô giáo tự đánh giá và điều chỉnh theo hướng: Xem mình có đòi hỏi học sinh cao hơn chương trình không? Có tổ chức quá nhiều hoạt động không thiết thực không?

Việc một số nơi gặp khó khăn trong dạy – học, có thể do những nguyên nhân sau: Bộ sách giáo khoa hoặc một số bài trong bộ sách chưa phù hợp (không phải chỉ là nặng mà không logic hoặc tổ chức nhiều hoạt động rườm rà); do cách dạy chưa hợp lý; học sinh năm nay chưa được chuẩn bị tốt, hoặc phụ huynh học sinh lớp 1 quan tâm nhưng chưa nắm được cách dạy con nên vô tình gây áp lực cho các em; do lớp học quá đông…

Để việc dạy và học theo chương trình mới được thuận lợi, hiệu quả, trước hết, giáo viên cần dạy đúng yêu cầu của chương trình. Giáo viên cần thực hiện quyền chủ động của mình: Tăng số tiết cho những bài học còn khó với số đông học sinh; thực hiện dạy học phân hóa; giảm bớt những hoạt động không thiết thực… Trong trường hợp có bài trong sách giáo khoa chưa phù hợp, cơ quan quản lý giáo dục cần hướng dẫn tác giả, nhà xuất bản để điều chỉnh.

Giáo viên, phụ huynh không nên nóng vội, “đốt cháy” giai đoạn khi dạy học sinh lớp 1. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng quá tải, trẻ không tiếp thu, không làm được bài, thậm chí còn gây áp lực tâm lý, khiến cho trẻ sợ học.

Không nhất thiết phải giao bài tập về nhà vì các em có 10 tiết/ngày để tự học, thực hành, vui chơi, học ngoại ngữ (tùy chọn). Cho nên giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng tiết học này để những học sinh chưa làm xong bài tập có điều kiện hoàn thành.

Đối với phụ huynh, khi đồng hành học cùng con, chỉ cần hỏi xem con nắm đến đâu, nếu cần thì có hỗ trợ con nhưng tuyệt đối không gây áp lực cho con.

Với môn Tiếng Việt lớp 1, phụ huynh có thể hỗ trợ con đọc, viết, nghe và nói. Về đọc -  viết, có nhiều cách hỗ trợ như giúp con ôn bài; khuyến khích con đọc sách, viết chữ (viết một vài từ, câu cho ông bà, bố mẹ, anh chị em…).

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top