Nestlé Việt Nam xây công trình trường học bằng gạch từ sản xuất cà phê

Ngày 20/9, Công ty Nestlé Việt Nam đã tổ chức trao tặng 10.000 viên gạch không nung làm từ cát thải lò hơi trong quá trình sản xuất cà phê hòa tan tại nhà máy Nestlé Trị An, khu công nghiệp Amata, để xây dựng nhà ăn cho hơn 1.000 em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, phường Tân An, Biên Hòa, Đồng Nai.
 Đại diện Công ty Nestlé Việt Nam trao tượng trưng 10.000 viên gạch cho thầy Tống Thanh Quang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Huệ.

 Đại diện Công ty Nestlé Việt Nam trao tượng trưng 10.000 viên gạch cho thầy Tống Thanh Quang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Huệ.

 Đây là một hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày hội hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn năm 2018”, do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, phát động, cũng như góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho trẻ em tuổi đến trường.

Ông Nguyễn Thành Công, đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai nhận xét chương trình là hoạt động mới mẻ, đánh dấu sự nỗ lực của Công ty trong công tác bảo vệ môi trường, thể hiện sự quan tâm của Công ty tới công tác an sinh xã hội, là hoạt động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, thiết thực hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2018.

  Bếp ăn dành cho hơn 1.000 em học sinh trường Nguyễn Huệ được xây dựng hoàn toàn bằng chất liệu gạch không nung sinh thái làm từ cát thải thu được từ quá trình sản xuất cà phê ở nhà máy Nestlé Trị An và xi măng đạt chứng nhận thân thiện với môi trường do Công Ty INSEE Việt Nam sản xuất.

 Bếp ăn dành cho hơn 1.000 em học sinh trường Nguyễn Huệ được xây dựng hoàn toàn bằng chất liệu gạch không nung sinh thái làm từ cát thải thu được từ quá trình sản xuất cà phê ở nhà máy Nestlé Trị An và xi măng đạt chứng nhận thân thiện với môi trường do Công Ty INSEE Việt Nam sản xuất.

“Chương trình cũng truyền cảm hứng cho thế hệ măng non, tương lai của đất nước những khái niệm đầu tiên về bảo vệ môi trường đó là sự hiểu biết về giá trị của những vật dụng được xem là phế thải và cách vận dụng chúng vào thực tiễn đời sống, khẳng định phế liệu không hề vô giá trị nếu được sử dụng đúng cách chúng còn mang lại giá trị hữu ích không ngờ”, ông  nói.

Những viên gạch không nung xây dựng nên những công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, là thành quả của một quy trình được nghiên cứu kỹ lưỡng cho Mục Tiêu Không Chất Thải Ra Môi Trường Trong Sản Xuất, mà còn là một ứng dụng thực tiễn của mô hình Kinh Tế Tuần Hoàn (Circular economy), một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Các nguyên liệu thải ra trong quá trình sản xuất cà phê bao gồm bã cà phê và cát thải lò hơi được tận dụng để không tạo chất thải ra môi trường,vừa để làm nguyên liệu tái chế hữu ích. Các nguyên liệu này được sản xuất theo chu trình tuần hoàn bao gồm:

Lần 1: Bã cà phê được tách ra saukhi chế biến được sử dụng làm chất đốt nhiên liệu sinh khối (biomas) cho lo hoi, làm giảm đồng thời tiêu thụ khí đốt CNG và giảm thải khí CO2 gây ô nhiễm môi trường.

Lần 2: Cát thải lấy từ lò hơi sẽ được cung cấp cho nhà sản xuất gạch tại địa phương, làm ra các viên gạch không nung phục vụ cho các công trình xây dựng

 Hành trình từ hạt cà phê đến viên gạch xây dựng làm từ cát thải sản xuất cà phê.

Hành trình từ hạt cà phê đến viên gạch xây dựng làm từ cát thải sản xuất cà phê.

     Tính đến hết quý 3/2018 đã có hơn 2 triệu tấn cát thải, thay vì bị thải ra môi trường, đã được thu gom và dùng để sản xuất gần 5 triệu viên gạch không nung đạt tiêu chuẩn quốc gia trong ngành xây dựng, và được ứng dụng rộng rãi ở các công trình dân dụng lẫn công nghiệp. Đây là một trong những hoạt động thực hiện Mục Tiêu Không Chất Thải Ra Môi Trường Trong Sản Xuất (Path to Zero). Các hoạt động khác bao gồm tập trung rác sinh hoạt, chất thải rắn không nguy hại giao cho nhà thầu xử lý đốt thu hồi nhiệt thay vì xử lý chôn lấp; bùn thải không nguy hại sau khi được xử lý nội bộ cũng dùng để sản xuất phân bón; vỏ hộp sữa được xử lý làm tấm lợp sinh thái.

Đến năm 2018, 06 nhà máy do Tập đoàn Nestlé Thụy Sỹ đầu tư và đang vận hành tại Việt Nam đã hoàn thành Mục Tiêu Không Chất Thải Ra Môi Trường Trong Sản Xuất.

Tập đoàn Nestlé đã công bố kế hoạch tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025. Tầm nhìn này xuất phát từ quan điểm không có loại bao bì nào của bao gồm cả bao bì nhựa bị chôn lấp hay trở thành rác thải sau khi sử dụng. Nestlé tin rằng, việc giảm thiểu tác động của bao bì đóng gói tới môi trường là một nhu cầu cấp thiết.

Hương Giang (tin tài trợ)

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top