Nên giảm một nửa công chức để tăng lương

Theo TS Đỗ Đức Định, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội, lộ trình tăng lương theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 là cần thiết và cũng là xu thế tất yếu. Để có tiền tăng lương thì hãy giảm một nửa số cán bộ công chức hiện nay và tăng hiệu quả của từng vị trí làm việc.

Tăng lương, hiệu quả phải tăng cùng

Hội nghị Trung ương 7 vừa ban hành Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương. Theo đó, vào năm 2021, lương công chức sau cải cách có thể lên tới 33 triệu đồng một tháng cho chuyên gia cao cấp bậc ba, lương khởi điểm sẽ là 4,14 triệu đồng/tháng. Với tình trạng ngân sách còn eo hẹp như hiện nay, theo ông phải giải quyết vấn đề tăng lương như thế nào?

Cải cách tiền lương là xu thế tất yếu của kinh tế thị trường. Chính sách tiền lương hiện nay về cơ bản vẫn là từ thời bao cấp, chưa có những cải cách đột phá để đáp ứng yêu cầu của hiện tại. Tuy nhiên, cải cách tiền lương không chỉ là tăng lương một cách cơ học mà phải tăng được hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động và giảm người làm, giảm được những bộ phận thừa, không cần thiết làm phình bộ máy.

Tăng cùng với giảm, ý ông là thế?

Để tăng lương thì không thể cho tồn tại kiểu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mà làn ăn thua lô be bét những lãnh đạo vẫn nhận lương khủng. Không thể cho tồn tại tình trạng lương vẫn nhận, nhưng ngày ngày đủng đỉnh trà nước rồi nói xấu chính phủ… Tăng lương là phải trả đúng công sức, hiệu quả làm việc của cán bộ công chức. Mức lương ấy giúp họ trang trải cuộc sống, muốn có cuộc sống tốt thì buộc họ phải cố gắng làm việc. Còn nếu cứ trả lương kiểu dàn trải, thì khó mà tăng lương được.

Chuyện tăng lương và tinh giảm bộ máy có gì liên quan thưa ông?

Liên quan chặt chẽ với nhau chứ. Việt Nam là một trong số rất ít nước có số lượng cán bộ công chức đông đảo như vậy. Gánh nặng ngân sách vì thế cũng là vấn đề nghiêm trọng, rất khó để cải cách, tăng lương một cách mạnh mẽ. Cứ tưởng tượng cái bánh vẫn thế, muốn chia miếng to hơn thì số người ăn bánh phải giảm đi.

Việc xác định lại số người trả lương, nói cách khác là giảm biên chế ấy, là rất khó?

Nếu làm theo lộ trình, tăng lương có lộ trình và giảm biên chế có lộ trình thì dần dần sẽ làm được. Tại sao chúng ta lại duy trì một bộ máy quá cồng kềnh như vậy, với số người hưởng lương quá lớn như vậy? Trong khi thì hiệu quả công việc lại không cao, nếu không nói là kém.

Trả lương theo hiệu quả

Việc tính toán hiệu quả làm việc phải có những chỉ số, thang đo chứ không thể ước lượng chung chung. Trong khi cái này chúng ta còn thiếu, làm sao đo đếm được?

Rất đơn giản, chỉ cần đặt ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ phải hoàn thành một cách cụ thể là biết ngay hiệu quả ra sao. Khi tiến hành cải cách tiền lương thì chúng ta cũng phải tính đến có các bộ công cụ đánh giá. Khi số người làm việc ít đi, hiệu quả làm việc tăng lên, thì đương nhiên lương của mỗi người cũng sẽ tăng, bộ máy hoạt động trơn tru.

Tăng lương như vậy theo ông có thu hút được người tài năng vào làm việc khu vực Nhà nước?

Tôi nghĩ lương chỉ là một chuyện, vấn đề là ta có cơ chế để sử dụng được tài năng hay không. Hay lại vẫn cứ tồn tại kiểu “làm láo ăn thật”, người làm thật thì ít, người “làm láo báo cáo hay” thì nhiều. Do đó, tăng lương nhưng phải có cơ chế để kích thích người tài một cách thực chất, không hô hào, khẩu hiệu.

Ông có nói đến cơ chế thị trường trong cải cách tiền lương, nghĩa là trả lương theo hiệu quả từng chức vụ?

Cần phải thu hẹp khoảng cách thị trường và khu vực hành chính. Tiền lương của khu vực hành chính nhà nước đặt trong mối quan hệ tương quan với thị trường. Đề án cải cách chính sách tiền lương lần này còn nhằm mục tiêu thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020 đảm bảo mức sống tối thiểu. Giảm dần và tiến tới bãi bỏ sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Nhưng có sợ người lao động bị doanh nghiệp làm khó?

Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự chủ quyết định chính sách tiền lương thông qua việc thương lượng, thỏa thuận với người lao động dựa trên năng suất và kết quả lao động.  Người lao động có quyền thỏa thuận làm hoặc không theo quy định của pháp luật.

Ông đánh giá thế nào về cải cách tiền lương lần này?

Với những cải cách mang tính cách mạng, đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp gắn liền với tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy khu vực công được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt trong lao động, sản xuất.

Nên giảm một nửa cán bộ công chức

Theo định lượng của ông, có thể tinh giảm bao nhiêu phần trăm số cán bộ công chức mà vẫn đảm bảo hoạt động của bộ máy?

Tôi cho rằng giảm được 2/3 thì tốt, nếu không thì giảm một nửa.

Dựa trên cơ sở nào ông đưa ra con số đó?

Tôi chỉ đưa ra một ví dụ đơn giản. Ở trong ngành tôi, cách đây 20 năm tôi có sang làm việc ở Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế của Thụy Điển. Tôi ngạc nhiên thấy họ chỉ có 4 biên chế thôi mà mỗi năm họ tổ chức được 20 cuộc hội thảo quốc tế. Trong khi đó ở Việt Nam, mỗi viện trung bình có khoảng 50 người mà phải đến 5-7 năm mới tổ chức được một hội thảo quốc tế. So sánh để thấy hiệu quả làm việc khác nhau như thế nào.

Nhưng tổ chức hội thảo quốc tế có phải là thang đo hiệu quả làm việc của một viện?

Nó không phải là thang đo hoàn chỉnh nhưng đánh giá khá sát tình hình hoạt động nghiên cứu của viện đó. Vì để tổ chức một hội thảo quốc tế thì buộc người của viện đó phải có những nghiên cứu tốt, đưa ra những gợi ý chính sách hay, đạt chất lượng quốc tế… mới mời được các khách mời đến diễn giải. Nội dung hội thảo đó phải giúp được gì cho đất nước tổ chức. Ở ta, hội thảo tổ chức nhiều nhưng có mấy hội thảo mang tầm cỡ quốc tế như thế.

Nếu so sánh như thế thì thực sự là một phép so sánh chênh lệch lớn?

Thế nên tôi  mới bảo, giảm một nửa số cán bộ công chức đi, tôi tin rằng công việc vẫn như thế, hiệu quả làm việc tăng lên thì mọi việc vẫn sẽ trôi chảy. Chứ như hiện nay, bộ máy quá lớn, quá cồng kềnh, số người hưởng lương chiếm phần lớn ngân sách… thì khó mà có sự thay đổi lương đột phá. Nếu không tinh giảm biên chế, ngân sách sẽ không “tải” nổi số người phải trả lương, sẽ khó mà tăng được lương theo lộ trình.

Xin cảm ơn ông!

Theo Đề án Cải cách Chính sách tiền lương, tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người hưởng lương và gia đình họ; trả lương đúng chính là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động.

Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top