Nên điều trị sớm triệu chứng đường tiểu dưới

Tiểu gấp, tiểu đêm, són tiểu, tiểu nhiều lần… là những biểu hiện thường thấy của triệu chứng đường tiểu dưới, đặc biệt ở nam giới trung niên. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp ngăn chặn kịp thời, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ông Hoàng Trọng T. (60 tuổi, TPHCM) đi khám tại Phòng khám Niệu học chức năng do bị đau bụng dưới, tiểu khó và tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.

pgs-ts-bs.-nguyen-van-an-kham-cho-nguoi-benh.jpg
Theo PGS TS BS. Nguyễn Văn Ân, Trưởng khoa Niệu học Chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, 

Kết quả thăm khám, ông T. bị phì đại tuyến tiền liệt. Các triệu chứng đường tiểu dưới như són tiểu, tiểu đêm đã xuất hiện hơn 1 năm nay, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

Người bệnh không đi thăm khám dẫn đến bệnh không được phát hiện từ sớm, khiến các triệu chứng ngày một nghiêm trọng hơn.

Sau gần 6 tháng điều trị, ông T. không còn rối loạn đi tiểu, các hoạt động sinh hoạt đều trở lại bình thường.

Theo PGS TS BS Nguyễn Văn Ân, Trưởng khoa Niệu học Chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM), hệ thống bài tiết nước tiểu ở người trưởng thành được chia thành: đường tiểu trên (thận và niệu quản) và đường tiểu dưới (bàng quang và niệu đạo). Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục của nam giới, nằm ở vị trí cổ bàng quang và đoạn đầu niệu đạo có nhiệm vụ tiết ra tinh dịch.

Nam giới trên 40 tuổi thường bắt đầu phì đại tuyến tiền liệt.

Các thống kê cho thấy, 25% nam giới từ 50 - 60 tuổi sẽ bị phì đại tuyến tiền liệt nhưng chỉ 4% xuất hiện triệu chứng. Càng lớn tuổi, tỉ lệ phì đại tuyến tiền liệt càng cao và tỉ lệ có triệu chứng càng nhiều.

Tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép làm hẹp niệu đạo, nước tiểu còn tồn dư gây kích thích bàng quang dẫn đến buồn tiểu nhiều lần cả ngày và đêm.

Vì vậy nam giới từ 50 tuổi nếu có triệu chứng rối loạn tiểu nên đi khám và thực hiện siêu âm bụng, đồng thời lưu ý khảo sát hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt nhằm phát hiện kịp thời nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.

Triệu chứng của đường tiểu dưới có thể ảnh hướng đến khả năng tống xuất (tắc nghẽn) bao gồm dòng tiểu yếu, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, nhỏ giọt cuối dòng tiểu.

Nhóm triệu chứng chứa đựng bao gồm tiểu gấp, tiểu nhiều lần, són tiểu, tiểu đêm.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng thuộc nhóm triệu chứng sau đi tiểu như: buồn tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong, nhỏ giọt sau khi tiểu.

Các triệu chứng đường tiểu dưới là một trong những biểu hiện của phì đại tuyến tiền liệt, nhưng không phải hễ có phì đại tuyến tiền liệt là có triệu chứng rối loạn tiểu.

PGS TS BS Nguyễn Văn Ân cho biết, nguyên nhân gây ra triệu chứng đường tiểu dưới không chỉ do phì đại tuyến tiền liệt mà còn nhiều nguyên nhân khác nữa.

Không ít nguyên nhân đến từ những căn bệnh khác, như: u bàng quang, hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn niệu và thậm chí là ung thư. Do đó, việc chẩn đoán sớm sẽ giúp xác định được nguyên nhân chính xác gây ra những triệu chứng này.

Về điều trị, trường hợp người bệnh bị ảnh hưởng nhẹ, chỉ cần theo dõi, điều chỉnh chế độ sinh hoạt mà không dùng thuốc.

Nếu ảnh hưởng ở mức độ vừa và nặng, người bệnh có thể cần dùng thuốc.

Những trường hợp nặng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh mà điều trị nội khoa đúng mức không làm cải thiện, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa.

Việc chẩn đoán sớm các triệu chứng của đường tiểu dưới sẽ giúp điều trị đúng, kịp thời, tránh gây ra những ảnh hưởng nặng nề hơn sau này.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top